28 thg 5, 2019

Người bán “thuyền trăng Hàn Mặc Tử” giữa đời thật

Nhắc đến làng phong Quy Hòa, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, bởi nơi đây ông đã sống những ngày tháng cuối đời cùng căn bệnh phong.


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay”. Những tưởng hình ảnh thuyền trăng đầy thơ mộng chỉ có trong những câu thở của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Nhưng ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) – nơi thi sĩ sống những năm cuối đời, ngư dân Lê Văn Chín (51 tuổi) đã làm ra những chiếc “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”, được những ngư dân Quy Hòa ưa chuộng, cũng khiến du khách trong và ngoài tỉnh khi đến Quy Hòa thích thú tìm hiểu.

Đón gió tinh khôi trên làng nổi ở Vũng Tàu

Cách TP HCM 90km, cách trung tâm thành phố tỉnh lỵ Bà Rịa Vũng Tàu vài cây số, dưới chân những cây cầu hiện đại, là những làng cá bè nổi trên sông nước. Bất kỳ ai và lần nào đi qua đây, người ta cũng đều phải thảng thốt nhìn ra bát ngát các ngôi nhà bé xíu mọc lên trên bè cá trải dài trên mặt nước mênh mông.

Như những miếng ghép hình xinh xẻo, làng nổi Gò Găng, rồi làng nuôi cá bớp trên sông Chà Và cứ miên man trải ra hút hết tầm mắt. Đảo Gò Găng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, người dân hầu hết sống bằng nghề làm muối và đánh cá.

Ngược dòng... Bầu Giang

Bầu Giang là con sông nằm ở cửa ngõ phía nam của TP. Quảng Ngãi, giáp ranh với huyện Tư Nghĩa. Đây là con sông nhỏ, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đất dọc hai bên bờ sông. 

Nhiều người cứ ngỡ sông Bầu Giang là dòng chảy tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng, đây lại là một con sông đào...

Sông nhỏ, vai trò lớn 


Sông Bầu Giang chảy qua cầu Xóm Xiếc (Nghĩa Hành), chảy dọc theo phía bắc của xã Nghĩa Trung, thị trấn La Hà, xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) và rìa phía nam của TP.Quảng Ngãi. Theo tư liệu nghiên cứu trong cuốn sách về Quảng Ngãi của tác giả Cao Chư, trong gia phả của dòng họ Bùi ở Ba La, khi guồng xe nước trên sông Trà Khúc chưa có, làng Ba La rất khô cằn.


Vào cuối thế kỷ XVII, ông tổ họ Bùi là ông Bùi Văn Đỗ từ Nghệ An di cư vào lập nghiệp ở vùng đất này. Về sau, con cháu của ông Bùi Văn Đỗ và con cháu họ Nguyễn ở cùng xã đã vận động nhân dân lên tận Bến Đỉnh (phía tây huyện Nghĩa Hành ngày nay), để đào kênh dẫn nước về.

Sông Bầu Giang có vai trò quan trọng với vùng đất nông nghiệp dọc ven sông. 

Độc đáo cổng nhà làm từ 2 cây duối cổ thụ ở Nghệ An

Nhờ sự kỳ công trong chăm sóc cắt tỉa, một gia đình ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn đã biến cây duối cảnh (hay còn gọi là cây giới) thành một chiếc cổng độc đáo. 

Từ đầu làng đã nhìn thấy chiếc cổng xanh độc đáo của nhà anh Nguyễn Xuân Ngọc (31 tuổi) ở xóm 6, xã Nam Lĩnh. 

Nhà thờ 'ông tổ truyền nghề nuôi tằm, dệt vải' xứ Nghệ

Nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng năm 1849 dưới triều Vua Tự Đức, nằm ở trung tâm vùng Rí Châu - nơi cụ thủy tổ dòng họ Nguyễn Văn từ Bắc vào khai khẩn đất hoang, lập nên làng Dinh Chu ở tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, nay là xã Thuận Sơn (Đô Lương). Thủy tổ Nguyễn Văn Mận được xem là người truyền nghề nuôi tằm, dệt vải ở xứ Nghệ. 

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Văn, sinh thời thủy tổ Nguyễn Văn Mận chính là người có công khai khẩn đất 2 bên bờ sông Lam, đi đến đâu ông cũng truyền dạy cho bà con nhân dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Suốt 27 năm ròng rã, từ năm 1470 - 1497 (niên hiệu Hồng Đức), dấu chân ông dường như rải bước dọc khắp 2 bên bờ sông Lam. Từ một dòng sông với bãi bồi cát trắng hoang vu, ông đã góp nhiều công sức để dạy bà con trồng dâu, biến 2 bên dòng sông trở thành những bãi dâu trải dài xanh ngút ngát. Người dân suy tôn ông chính là người đã đem lại nhiều lợi lộc cho bà con từ nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi tơ lụa.

Mặt trước nhà thờ họ Nguyễn Văn với hình tượng hổ chắn giữa lối đi. Ảnh: Ngọc Phương 

23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN 

Đứng giữa làng rau Trà Quế, thấy cuộc đời luôn là sớm mai

Đặt chân vào làng rau Trà Quế, những hoài niệm thôn quê ùa về. Nhịp sống của làng nhỏ bên phố Hội có nét riêng, tưởng chừng như làng là một ốc đảo rất xa phố thị.

Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nằm giữa phố nhưng nếp quê hầu như còn nguyên vẹn.

Đứng giữa làng rau, những ai sống ở phố nhưng có xuất thân từ những miền quê xa không khỏi bồi hồi nhớ. Nhớ cái cảnh sáng sớm khi gà gáy ran gọi nông dân ra đồng. Nhớ cái cảnh bác Ba, chú Tư vừa cuốc đất ở thửa ruộng bên đường, thấy ai đi ngang qua thì dừng vài nhịp thăm hỏi nhau hay nói vài câu tào lao xí đế chòng ghẹo….

Trong không gian không quá rộng lớn Trà Quế, hơi thở của nông thôn còn mát rượi trên mỗi luống rau.

Làng có khoảng 200 hộ trồng rau xen canh trên diện tích khoảng 40ha - Ảnh: MAI VINH

Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai

Con đường độc đạo lên đỉnh núi đi qua những con suối, vách đá cheo leo và cả rừng hoa mọc dại giữa tháng 5. 

Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh núi được cho là cao thứ 4 Việt Nam. Đây đồng thời là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. 

Khu di tích lịch sử Tây Tiến mở cửa miễn phí phục vụ du khách

Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử vẻ vang - anh hùng của dân tộc và xây dựng một điểm đến đẹp, thân thiện, ý nghĩa tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, từ ngày 1/6, di tích lịch sử Quốc gia - địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ mở cửa tham quan miễn phí đối với tất cả du khách. 

Cách đây hơn 70 năm, năm 1947, Trung đoàn Tây Tiến ra đời. Sau đó, Trung đoàn đổi tên là Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đến nay, những chiến công oanh liệt của Trung đoàn còn vang mãi, gắn liền với lịch sử hào hùng của mặt trận Tây Bắc và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mối tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và được trùng tu, tôn tạo vào tháng 3/2015, khánh thành ngày 20/8/2016. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định công nhận Di tích lịch sử - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.