23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN 

Đứng giữa làng rau Trà Quế, thấy cuộc đời luôn là sớm mai

Đặt chân vào làng rau Trà Quế, những hoài niệm thôn quê ùa về. Nhịp sống của làng nhỏ bên phố Hội có nét riêng, tưởng chừng như làng là một ốc đảo rất xa phố thị.

Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nằm giữa phố nhưng nếp quê hầu như còn nguyên vẹn.

Đứng giữa làng rau, những ai sống ở phố nhưng có xuất thân từ những miền quê xa không khỏi bồi hồi nhớ. Nhớ cái cảnh sáng sớm khi gà gáy ran gọi nông dân ra đồng. Nhớ cái cảnh bác Ba, chú Tư vừa cuốc đất ở thửa ruộng bên đường, thấy ai đi ngang qua thì dừng vài nhịp thăm hỏi nhau hay nói vài câu tào lao xí đế chòng ghẹo….

Trong không gian không quá rộng lớn Trà Quế, hơi thở của nông thôn còn mát rượi trên mỗi luống rau.

Làng có khoảng 200 hộ trồng rau xen canh trên diện tích khoảng 40ha - Ảnh: MAI VINH

Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai

Con đường độc đạo lên đỉnh núi đi qua những con suối, vách đá cheo leo và cả rừng hoa mọc dại giữa tháng 5. 

Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh núi được cho là cao thứ 4 Việt Nam. Đây đồng thời là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. 

Khu di tích lịch sử Tây Tiến mở cửa miễn phí phục vụ du khách

Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử vẻ vang - anh hùng của dân tộc và xây dựng một điểm đến đẹp, thân thiện, ý nghĩa tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, từ ngày 1/6, di tích lịch sử Quốc gia - địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ mở cửa tham quan miễn phí đối với tất cả du khách. 

Cách đây hơn 70 năm, năm 1947, Trung đoàn Tây Tiến ra đời. Sau đó, Trung đoàn đổi tên là Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đến nay, những chiến công oanh liệt của Trung đoàn còn vang mãi, gắn liền với lịch sử hào hùng của mặt trận Tây Bắc và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mối tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và được trùng tu, tôn tạo vào tháng 3/2015, khánh thành ngày 20/8/2016. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định công nhận Di tích lịch sử - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 

Nét chấm phá độc đáo ở Long Xuyên

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, An Giang nói chung và Long Xuyên nói riêng có nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Pháp, do thời gian dài bị đặt dưới ách thống trị của chế độ thực dân. Hòa vào dòng chảy lịch sử, những công trình ấy giờ trở thành nét chấm phá độc đáo, kết nối quá khứ và hiện tại, phương Tây và phương Đông.

Theo ThS Phạm Văn Thành (Trường Đại học An Giang), dấu ấn kiến trúc văn hóa tôn giáo của thực dân Pháp trên địa bàn TP. Long Xuyên trong thời kỳ Pháp thuộc chính là Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên (đường Bùi Văn Danh). Nhà thờ được xây dựng năm 1903, với thiết kế khá đơn giản, mang dáng dấp phong cách kiến trúc hiện đại (Romance). Tuy nhiên, do nhà thờ nhỏ, đến năm 1958, Cha sở Piô Nguyễn Hữu Mỹ đã khởi công xây cất nhằm mở rộng khuôn viên nhà thờ (gọi là Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên mới), tọa lạc đường Nguyễn Huệ, đứng quay mặt về công viên. Điểm nhấn của công trình này là tháp chuông cao 55m có thánh giá trên đầu, hình khối dày dặn vươn thẳng, đường nét đơn giản, tạo nên một kiến trúc hiện đại, chắc khỏe. Nhà thờ có sự pha trộn một cách hài hòa theo kiểu kiến trúc Art Deco và Gothique ở những cửa ra vào.

21 thg 5, 2019

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Đường xưa lối cũ
Có bóng tre
Bóng tre che thôn nghèo...

Bước qua cổng Làng tre Phú An, bạn sẽ đi vào một con đường rợp bóng tre. Nếu bạn là người từ lâu xa quê hương, và lúc ấy nước mắt chợt rưng rưng nhớ đến những lời ca tha thiết của bài Đường xưa lối cũ như trên, thì hãy cứ để lòng mình tuôn trào cảm xúc vì có mấy khi bạn được ôm ấp bên lũy tre xanh làng quê như vậy đâu!


Chùa Từ Hiếu - Cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

Chùa Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) được nhiều du khách gần xa biết đến vì lịch sử lâu đời, nguồn gốc tên gọi, những ngôi mộ dành cho thái giám... Những ngày gần đây, đông đảo khách thập phương tìm hiểu, tìm về vì hiện nay, chùa là nơi tịnh dưỡng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ đây cho đến cuối đời.

Chánh điện chùa Từ HIếu. Ảnh: PĐ.

Hồ Rào Quán, điểm đến của những ngày hè

Đêm chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng cá quẩy ngoài xa. Những vì sao rụng về phía trời để lại chút hào quang dưới đáy hồ đầy thi vị. Thi thoảng xuất hiện chiếc thuyền đánh cá của cư dân sống quanh lòng hồ. Một điểm sáng mơ hồ như nhìn những chiếc thuyền đánh cá ngoài biển khơi. Cái gì biển có là lòng hồ này có, kể cả những câu chuyện đầy huyền thoại mà ông Lợi đã kể cho nghe về lòng hồ này.

Tham quan lòng hồ Rào Quán là lựa chọn của các bạn trẻ. Ảnh: Kiều Duẩn 

Để trốn cái nắng và nóng như… “đứng trước họng của máy sấy”, du khách thường về biển Cửa Việt, Cửa Tùng… để “giải nhiệt”. Nhưng có một chốn bình yên hơn mà du khách gần đây thường chọn. Đó là tham quan, cắm trại ở lòng hồ Rào Quán (Thủy điện Rào Quán, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Khám phá Hang Mũi Trâu

Nhìn từ xa, các sườn núi của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) như con trâu ngụp đầu xuống uống nước. Sóng biển đục dũa khá ngoạn mục, hang nối hang, vòm hang rộng, cửa hang mở hướng ra biển và cửa sông.

Vẻ đẹp hang sơ của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). 

Lôi cuốn ngay từ cái nhìn đầu tiên với khoảng cách xa xa, mờ mờ bởi không gian địa lý. Thế nhưng, khi khoảng cách ấy dần được rút ngắn, tận mắt chiêm ngưỡng quả thật một sự lôi cuốn kỳ lạ. Du khách sẽ phải trầm trồ với vẻ đẹp kỳ diệu toát lên từ miệng hang với vòm hang rộng được sóng biển mài giũa qua từng năm tháng.