21 thg 5, 2019

Lễ hội cầu an của người Ba Na

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na (nhánh Rơ Ngao). Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng ấm no, hạnh phúc...

Lễ hội cầu an, theo tiếng Ba Na (nhánh Rơ Ngao) gọi là Puh hơ drĭ. Ở đây từ “puh” nghĩa là “xua đuổi”, “hơ drĭ” mang ý nghĩa là “mọi tà ma”, “dịch bệnh”, “sự dơ bẩn”, “cầu mong bình an"… Puh hơ drĭ là xua đuổi mọi tà ma, dịch bệnh, điều xấu ra khỏi dân làng để cầu mong cho dân làng quanh năm được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, đoàn kết một lòng…

Ông A Thút (62 tuổi) - Nghệ nhân ưu tú, Đội trưởng đội nghệ thuật cồng chiêng làng Đăk Wơk (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) cho biết: Lễ hội cầu an được tổ chức sau khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy. Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Yàng những lễ vật hiến sinh cho phù hợp, có thể là con trâu hay con bò, heo, dê, gà.

Trước khi tổ chức Lễ hội cầu an, dân làng tiến hành phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà rông, bến nước, dọn vệ sinh sạch sẽ trong thôn làng, đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh cúng Yàng, chế tác các đạo cụ như mặt nạ người và trang phục con thú dữ, hình nộm của con chim phượng hoàng…

20 thg 5, 2019

Tre xanh xanh tự bao giờ

Tôi đến Làng tre Phú An 2 lần, cách nhau đúng 10 năm. Lần thứ nhất vào tháng 8/2008, khi khu du lịch sinh thái làng tre Phú An mới chính thức mở cửa và phục vụ du khách được 4 tháng. Lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Lý do thôi thúc tôi đến Làng tre Phú An lần đầu là bởi câu chuyện có phần như... cổ tích của người lập ra nó: Tiến sĩ Diệp thị Mỹ Hạnh. Đáng tiếc là cả 2 lần đến đây tôi đều không có dịp gặp người phụ nữ đáng kính này.



Vàng ươm, giòn rụm với bánh căn Đà Nẵng

Trong vô vàn các món ăn dân dã của miền Trung, bánh căn luôn là món ăn hấp dẫn đủ để "gây nghiện" cho người dân địa phương và cả những ai khi đến Đà Nẵng. Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. 

Bánh căn Đà Nẵng với màu vàng ươm và độ giòn đặc trưng. 

Ngày trước, ở Đà Nẵng, phải đến mùa lạnh, người ta mới bán bánh căn vì món ăn này khá nóng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhằm phục vụ nhu cầu của thực khách, đa phần các quán bánh căn ở Đà Nẵng bán quanh năm và thường bán vào chiều tối.

Thơm ngon món cá nục hấp

Mùa hè đến, cứ cuối tuần mẹ tôi lại gọi điện thoại vào lúc sáng sớm: “Về quê không con?”. Lần nào về quê, mẹ và tôi cũng mua vài ký cá nục mang về, để chế biến món cá nục hấp.

Quê tôi là một xã nằm sát biển, từ thành phố chỉ mất khoảng 20 phút xe máy là về đến. Mùa này là mùa cá nục, những chú cá nục bé thuôn thuôn to cỡ 2 ngón tay, hoặc cá nục bông với những đốm trắng ở vùng bụng to tròn tươi cong, lấp lánh ánh xanh được chất đầy trong giỏ đan, xếp hàng trên cảng chờ người đến mang đi khắp các chợ trong tỉnh. Là những người đầu tiên chọn mua những giỏ cá còn mặn nồng mùi biển thì không còn gì thích bằng.

Món cá nục hấp. 

Quán Láng - sông Bàu Ráng, xưa và nay

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi tầm 4 cây số trên tỉnh lộ Quảng Ngãi – Thu Xà có một ngã tư nơi giao nhau với đường cắt ngang liên huyện Phú Thọ - Tư Nghĩa, đó là ngã tư Quán Láng. Cách không xa về phía nam trên tuyến đường liên huyện ấy có sông Bàu Ráng. Cả hai địa danh trải qua bao thay đổi ghi lại sự phát triển của một vùng quê đầy khởi sắc.

Nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, phía đông của trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi có hai nơi thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, đó là Thu Xà (Nghĩa Hòa - Tư Nghĩa) và Phú Thọ (Nghĩa Phú - TP.Quảng Ngãi ngày nay). Ngã tư Quán Láng nằm khoảng giữa tuyến Tỉnh lộ Quảng Ngãi - Thu Xà và tuyến liên xã, nay là liên huyện Phú Thọ - Trung tâm Hành chính huyện Tư Nghĩa. Cho nên nơi đây có vị trí giao thương thuận lợi với các vùng nông thôn lân cận.

Theo người dân địa phương, thì tên Quán Láng có gốc từ vợ chồng ông Láng làm quán bán bánh bèo, một loại bánh làm từ bột gạo xay đổ vào chén, hấp chín, ăn với nhân gồm hỗn hợp thịt, tôm băm, mỡ...

Chuyện bên ngôi nhà hơn trăm năm tuổi

Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí và nhà thờ họ Nguyễn nằm bên bờ nam sông Vệ, thuộc thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức), được xây dựng đã hơn trăm năm. Đây là nơi không chỉ lưu lại kiến trúc văn hóa cổ xưa, ghi dấu về một dòng họ có truyền thống yêu nước, đức độ, mà còn là nơi sinh thân mẫu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ngôi nhà đi cùng lịch sử 


Nhà thờ họ Nguyễn và di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí nằm cạnh nhau bên những hàng cau xanh mướt. Từ cổng ngõ, tường rào đến ngôi nhà đều chạm trổ công phu. Phía trên cổng ngõ có khắc chữ nho, trong nhà có bức hoành phi câu đối mang ý nghĩa giáo dục con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, ước mong dòng họ phồn thịnh và con cháu thảo hiền...

Ông Nguyễn Ngô (83 tuổi), cháu đích tôn của họ Nguyễn, kể: Từ nhỏ tôi đã nghe cha nói rõ về lai lịch của ngôi nhà. Nó được tạo dựng vào năm Mậu Tuất (1890) từ đôi tay của ông cố Nguyễn Thiện để thờ thủy tổ dòng họ Nguyễn. Ngày đó, để tạo dựng được ngôi nhà rường truyền thống, chạm khắc tinh xảo phải mất cả năm trời. Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà tuy đã được trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo cổ xưa.

Ngôi nhà treo nhiều bức ảnh về những lần Bác Phạm Văn Đồng về thăm quê ngoại. 

Khung cảnh huyền ảo như phim điện ảnh ở bãi nuôi ngao Quỳnh Lưu

Bầu trời hoàng hôn rực rỡ sắc hồng xanh nổi bật trên bãi cát nuôi ngao ở Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) tạo nên bức tranh huyền ảo tựa như được cắt ra từ những bộ phim nghệ thuật.

Quỳnh Long mà một trong những địa phương có diện tích bãi nuôi ngao lớn nhất Quỳnh Lưu. Ảnh: Hồ Long 

Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần

Đền An Sinh là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần . Đền được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh).


Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là điện An Sinh) tọa lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Đền được xây dựng vào thời Trần năm 1381. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần: Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế.

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.