12 thg 5, 2019

Linh Thông cổ tự

Chùa Nôm hay còn gọi là Linh Thông cổ tự, nằm ở làng Nôm xã Đại Đồng huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Ngôi chùa được xây dựng lại vào thời hậu Lê với những nét kiến trúc cổ kính, là nơi lưu giữ nhiều pho tượng cổ vào loại bậc nhất vùng Đồng bằng Bắc bộ. Xung quanh ngôi chùa cổ này còn nhiều câu chuyện huyền tích linh thiêng thu hút đông đảo du khách tới thăm. 

Theo chú thích ở trên bia tại chùa, từ thời Hậu Lê, năm Canh Thân (1680), đời Chính Hòa, nhà vua cho xây dựng lại chùa. Trước đó, người ta cũng không biết ngôi chùa này xây dựng chính xác từ năm nào. Đến thời Cảnh Thịnh thứ 4 (cuối TK 18) chùa lại xây dựng thêm gác chuông và mở ra hai dãy hành lang. Đến thời Nguyễn, chùa Nôm lại tiếp tục được tu sửa. Trải qua thăng trầm và biến cố của lịch sử, tàn phá của thiên nhiên, chùa vẫn tồn tại và mang trong mình một tâm thế độc đáo riêng. 

Theo các cụ cao niên ở trong làng, Linh thông cổ tự còn gắn liền về một truyền thuyết xa xưa từ thời Hai Bà Trưng. Các cụ trong làng cho rằng, xưa kia có một sư thầy đang ngủ ở chùa Dâu, giữa đêm bỗng nhiên thức giấc. Khi tỉnh dậy, sư thầy nhìn thấy một ánh hào quang phát ra từ phía Nam. Biết đây là điểm báo nên sư thầy liền bám theo ánh hào quang dẫn ra rừng thông, rồi nó lan tỏa thành một quầng sáng. Nghĩ rằng trời Phật ban phước lành, nên sư thầy đã cho dựng một ngôi chùa tại đây và lấy tên là Linh thông cổ tự. 

Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa.

Rau ranh nấu canh ốc đá

Ve râm ran gọi hè, tôi rong ruổi xe máy lên thăm bạn ở vùng cao Quảng Ngãi. Rừng núi hiện ra trong tầm mắt với màu xanh ngắt dưới nắng vàng. Khí hậu mát dịu như tấm lòng hiền hòa của người dân miền sơn cước. 

Canh rau ranh nấu cùng ốc đá hiện diện trong bữa cơm của người miền núi. Trang Thy 

Bữa cơm nhà bạn có món canh rau ranh nấu cùng ốc đá khá lạ lẫm và cách ăn cũng khác thường, gây sự tò mò cho khách phương xa. Lá rau sẫm màu nằm cạnh ốc nâu đen ẩn hương vị ngọt lành trong tô canh dân dã. Chậm rãi thưởng thức rau ranh giòn mềm với vị ngọt lẫn chát dịu, húp thêm muỗng nước canh chợt vị ngọt lịm dần tan nơi lưỡi rồi trôi xuống thực quản. Nhón ốc trong chén đưa lên miệng, nhẹ nhàng hút phần ruột ra khỏi vỏ rồi chậm rãi nhai sần sật. Vị ngọt từ thịt ốc quyện với vị cay của ớt, sả lẫn hương vị rong rêu nơi suối khe nơi đại ngàn, ngon khó gì sánh bằng. 

Một thời mít cám

Hấp dẫn món chả mít cám. THANH LY 

Mít cám ngon thường là những quả nhỏ, nhiều cám, màu vàng rộm, lấm tấm bột. Để chọn mít cám như vậy, người có kinh nghiệm cất công leo lên các cành của cây mít vì mít cám ở gốc cây thường rất chát. Mít cám ít ngọt nên tưởng chừng không có tác dụng gì, lại trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn vặt

Đơn giản nhất là “kẹo” mít cám. Mít cám vừa hái vào, gói vào lá chuối đập dập để bớt vị chát. Tiếp tục cho đường bát vào đập, khi đường bám đều vào thịt mít, dùng tay vo thành từng viên tròn. Đến mùa mít cám, kẹo mít cám là “mặt hàng” không thể thiếu trong gian hàng tuổi thơ. Chỉ vài đồng tiền lá mít đã có thể nhận lại một cây kẹo mít cám.

Bàn tay tài hoa làm nên thương hiệu 'nón lá bàng'

Những chiếc lá bàng rừng qua đôi bàn tay tài hoa của người đàn ông đam mê sáng tạo nghệ thuật đã làm nên chiếc nón cách điệu ấn tượng.

Ông Võ Ngọc Hùng thực hiện một công đoạn trong quá trình xây khung cho nón lá bàng - Ảnh: AN NHIÊN

Thương hiệu "nón lá bàng" của ông Võ Ngọc Hùng ở kiệt 136 Kim Long (P.Kim Long, TP Huế) như trở nên cuốn hút hơn khi có nhiều du khách tìm đến xem cách ông làm và đặt mua.

10 thg 5, 2019

Tên người gắn với nhiều địa danh nhất ở Việt Nam

Ngày nay, tên người được dùng làm tên đường là một sự vinh danh, nhưng không phải hiếm và lạ. Ngày xưa, tên người được đặt cho tên sông, tên núi - mà lại do vua ban tặng nữa - mới thực sự hiếm có và vẻ vang. Có một người đã được hưởng vinh dự ấy, và còn hơn vậy nữa, nhờ công lao của mình: Thoại Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại.

Tượng Thoại Ngọc Hầu bên bờ hồ Ông Thoại, phía sau là núi Thoại Sơn. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Khám phá vẻ đẹp đảo giữa hồ Trị An

Nằm giữa mênh mông nước hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), đảo Ó (diện tích hơn 2ha) và Đồng Trường (diện tích 22ha) như hai ngọn núi nhỏ nổi giữa làn nước xanh biếc. 


Nhằm mục tiêu xây dựng một điểm nhấn về đầu tư phát triển về du lịch tâm linh, tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời của người dân Đồng Nai và điểm đến du lịch tiêu biểu của tỉnh trong tương lai, khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường đã được tỉnh giao cho Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) quản lý, khai thác.