21 thg 3, 2019

Đền Và ở Sơn Tây

Nằm trên địa thế đẹp và có quy mô bề thế, đền Và được coi là một trong những tuyệt tác kiến trúc cổ của người Việt. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của ngôi đền là hệ thống tường thành độc đáo bao bọc quanh khuôn viên.

Nằm ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng - thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài

Kiến trúc tuyệt mỹ của “Thiếu Lâm Tự” nổi tiếng Việt Nam

Gắn với sự nghiệp thiền sư Chuyết Chuyết đến từ Trung Hoa, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh còn được biết đến với tên gọi "Thiếu Lâm Tự". Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự

20 thg 3, 2019

Xuyên rừng khám phá núi Cấm

Đó là tour du lịch hoàn toàn mới cho những ai yêu thích thiên nhiên, thích tự mình khám phá những điều thú vị. Thực hiện một chuyến xuyên rừng trên núi Cấm, tìm hiểu những loài thuốc quý, cuộc sống an nhiên, tự tại của cư dân nơi đây và thưởng thức đặc sản núi rừng là những trải nghiệm rất khó quên.

Giữ rừng như giữ nhà 


Gắn bó gần cả đời với cánh rừng ở khu vực vồ Bạch Tượng (núi Cấm), ông Phạm Văn Hải coi việc đi thăm rừng, chăm sóc cây rừng, trồng cây thuốc như công việc thường nhật. Từng thân cây rừng, từng loại thảo dược ở vồ Bạch Tượng, ông Hải gần như biết hết. Những cư dân nơi đây, ông đều quen mặt. Ông “thuộc” những con đường rừng như trong lòng bàn tay. Trong đó có nhiều con đường dốc đứng, ngoằn ngoèo do chính ông Hải và những cư dân núi Cấm chung tay mở đường, lót đá trong suốt nhiều năm mới xong. “Hôm nào không đi thăm rừng lại thấy buồn. Có nhiều bữa vào rừng đã quá trưa, tôi ghé nhà những cư dân nơi đây ăn cơm, nghỉ ngơi, chiều lại về nhà. Ở núi Cấm này, mọi người đùm bọc, xem nhau như bà con thân thuộc” - ông Hải bộc bạch.

Huyền thoại heo rừng Bảy Núi

Bảy Núi xưa vốn là “giang sơn” của muôn thú, với rừng rậm âm u và nhiều loài đã trở thành một phần lịch sử của vùng đất này. Trong ngày xuân Kỷ Hợi, những huyền thoại linh thiêng thường được các bậc cao niên mang ra kể cho con, cháu nghe bên ly trà thơm, nhất là chuyện về loài heo rừng Bảy Núi.

Đi tìm huyền thoại 


Từ sự chỉ dẫn của những người bạn “thổ địa” tại Tịnh Biên, tôi đi tìm huyền thoại về loài heo rừng Bảy Núi. Theo người dân địa phương, heo rừng ngày trước chỉ tập trung ở một vài ngọn núi, nhiều nhất là núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng và núi Cấm. Tuy nhiên, những bậc cao niên sống quanh chân núi hầu như không nhớ nhiều về loài vật huyền thoại này, chỉ loáng thoáng nghe qua lời kể của người đi trước. Tuy nhiên, tôi may mắn được gặp ông Đào Tấn Sỹ (Ba Sỹ), một chiến sĩ cách mạng hoạt động thời chống Mỹ. Từng làm nhiệm vụ “đi thư” cho các đơn vị đóng trên địa bàn Bảy Núi, nên dấu chân ông ngang dọc khắp mấy chục ngọn núi trong vùng, vì vậy, chuyện chạm mặt heo rừng “như cơm bữa”. 

Ông Đào Tấn Sỹ kể chuyện về loài heo rừng 

Chợ cá đồng lớn nhất miền Tây

Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành) là nơi tập kết và buôn bán cá đồng nhiều nhất miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú... 

Tấp nập trong đêm 


Đêm. Không gian tối mịt. Dưới dòng kênh Mặc Cần Dưng, những chiếc xuồng câu, lưới của ngư dân chầm chậm cặp bến. Cảnh “trên bến dưới thuyền” lúc nào cũng đông đúc và rộn rã tiếng cười, nói huyên thuyên. Chợ cá đồng này có từ lâu đời. Năm nào lũ lớn, chợ nhóm họp rất xôm. Sản vật mùa nước nổi tại đây rất phong phú, với đủ loại cá, như: cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá lóc, cá trèn răng, cá trèn bầu, cá kết bạc, cá chạch cơm, cá chạch lấu, cá chốt, cá heo… Loay hoay xách từng vợt cá rọng sống đổ lên xe, chú Phan Văn Phúc (Tư Phúc, ngụ xã Bình Mỹ, Châu Phú) cho biết: “Từ trước đến nay, hễ vào mùa lũ, tui đều đến chợ số 10 để cân cá đồng giao cho các chợ lớn. Mỗi đêm, nơi đây có trên 100 chiếc xuồng câu, lưới của bà con đến bán cá, rồi đi. Tui cân 3-4 tấn cá đồng các loại để vận chuyển xuống TP. Cần Thơ cân cho bạn hàng”. 

Xuồng ghe tấp nập trong đêm 

17 thg 3, 2019

Về Phủ Quỳ xem người Thái làm du lịch cộng đồng

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An) đã mang lại những nét mới trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Châu.

Đêm lửa trại của du khách tham gia du lịch HomeStay 

Ngược quốc lộ 48 về phía Tây Bắc, qua cánh đồng Tả Chum với những guồng quay con nước bên dòng sông Hiếu là làng Thái cổ Hoa Tiến. Nơi đây từng được ví là “mường đẹp” của Quỳ Châu với tên gọi cũ là Mường Chiêng Ngam. Là nơi lưu giữ văn hóa cổ của người Thái.

Sống chậm ở Dran - Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên

Tuy chỉ cách TP. Đà Lạt 40 km, thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là một nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim - nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Nếu là một người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N) 

Hội An trưng bày 200 hiện vật lưu giữ kí ức về nghề y truyền thống

Ngày 15.3.2019 tại Hội An đã diễn ra lễ khai trương mở cửa đón khách Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số nhà 46 Nguyễn Thái Học.


Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

Về chơi Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ - nơi thờ tự ông tổ nghề khảm trai của Việt Nam, cũng là nơi nhiều thợ làng nghề vượt khỏi ranh giới thủ công trở thành nghệ sĩ... Về chơi Chuôn Ngọ dịp đầu xuân là cơ hội khám phá những nét thú vị nơi làng quê Chuôn Ngọ. 

Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục trong không gian “Bụi” của riêng mình 

Cách Hà Nội chừng 40 km, làng Chuôn Ngọ ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tương truyền từ thời Lý đã có nghề khảm trai do Trương Công Thành - danh tướng phò Nguyên soái Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt giặc phương Bắc - sau khi dẹp loạn, trở về quê nhà, trong chuyến ngao du sơn thủy, phát hiện vẻ đẹp từ những mảnh vỏ sò, trai, ốc trôi dạt ven biển, cụ Trương đã nghĩ đến chuyện ghép những mảnh lấp lánh sắc màu ấy thành mảng trang trí sinh động. Nghề khảm trai ra đời, tính đến nay đã hơn ngàn năm tuổi. 

Bên khung dệt của phụ nữ Chăm

Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!


Làng Chăm này có 3 hộ dân mở cơ sở dệt thổ cẩm. Mỗi nơi có nét đặc biệt riêng, tùy theo cảm nhận của du khách. Tại cơ sở của ông Mahamad (sinh năm 1958), các khung dệt chiếm phần lớn diện tích. Mỗi khung đều có tuổi đời mấy chục năm, phần gỗ được ma sát nhiều với bàn tay con người trở nên sáng bóng. Khung dệt cũng biết quyến luyến con người, nên cần cù làm việc, bền bỉ theo năm tháng. Chỉ có điều, chất liệu gỗ tốt đến mấy, theo thời gian sẽ hư hao dần. Vậy nên, thi thoảng vợ, chồng ông Mahamad phải sửa chỗ này, đóng lại chỗ kia.