17 thg 3, 2019

Về chơi Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ - nơi thờ tự ông tổ nghề khảm trai của Việt Nam, cũng là nơi nhiều thợ làng nghề vượt khỏi ranh giới thủ công trở thành nghệ sĩ... Về chơi Chuôn Ngọ dịp đầu xuân là cơ hội khám phá những nét thú vị nơi làng quê Chuôn Ngọ. 

Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục trong không gian “Bụi” của riêng mình 

Cách Hà Nội chừng 40 km, làng Chuôn Ngọ ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tương truyền từ thời Lý đã có nghề khảm trai do Trương Công Thành - danh tướng phò Nguyên soái Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt giặc phương Bắc - sau khi dẹp loạn, trở về quê nhà, trong chuyến ngao du sơn thủy, phát hiện vẻ đẹp từ những mảnh vỏ sò, trai, ốc trôi dạt ven biển, cụ Trương đã nghĩ đến chuyện ghép những mảnh lấp lánh sắc màu ấy thành mảng trang trí sinh động. Nghề khảm trai ra đời, tính đến nay đã hơn ngàn năm tuổi. 

Bên khung dệt của phụ nữ Chăm

Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!


Làng Chăm này có 3 hộ dân mở cơ sở dệt thổ cẩm. Mỗi nơi có nét đặc biệt riêng, tùy theo cảm nhận của du khách. Tại cơ sở của ông Mahamad (sinh năm 1958), các khung dệt chiếm phần lớn diện tích. Mỗi khung đều có tuổi đời mấy chục năm, phần gỗ được ma sát nhiều với bàn tay con người trở nên sáng bóng. Khung dệt cũng biết quyến luyến con người, nên cần cù làm việc, bền bỉ theo năm tháng. Chỉ có điều, chất liệu gỗ tốt đến mấy, theo thời gian sẽ hư hao dần. Vậy nên, thi thoảng vợ, chồng ông Mahamad phải sửa chỗ này, đóng lại chỗ kia.

Những điểm đến hấp dẫn ở Tịnh Biên

Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, rừng tràm Trà Sư - khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Nam Bộ, núi Kéc có tảng đá khổng lồ nằm nhô ra… là những điểm đến hấp dẫn. Ngoài ra, Tịnh Biên còn sở hữu nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng và các món ngon hấp dẫn thu hút du khách gần xa đến đây tham quan, khám phá. 

Đến Tịnh Biên, địa điểm nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến chính là núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn cao 716m (xã An Hảo) - ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn. Núi Cấm được ví như “Đà Lạt của miền Tây”, có khí hậu mát mẻ quanh năm với thảm thực vật phong phú, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, đặc biệt nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, hang động, như: vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong, sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ông Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh, suối thanh long... gắn với huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú về vùng đất và con người chốn non cao. Trên đỉnh núi Cấm có tượng Phật Di Lặc cao hơn 33m được công nhận đạt kỷ lục Guinness: “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á” và là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, cúng viếng. 

Du khách đi chùa Vạn Linh trên núi Cấm 

Vị ngọt rau rừng Thất Sơn

Ngày nay, rau rừng hoang dại ở Bảy Núi đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách... 

Rau sạch trứ danh
Mùa mưa, dưới những tán rừng bạt ngàn ở Bảy Núi, loài thực vật núi phát triển xanh tốt. Đặc biệt, ở núi Cấm (cao trên 716m, thuộc huyện Tịnh Biên), với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ nên rau núi sinh trưởng quanh năm. Những lão “sơn dân” ví von, núi Cấm hứng mây mù lãng đãng, từng chồi non của loài rau hoang dại chắt lọc được tinh túy đất trời, mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Bên những dòng suối chảy róc rách, các loại rau như: kim thất, đọt chảo, bình bát, càng cua, bồ ngót, xà lách xoang, cải trời… mọc xanh mơn mởn. Anh Nguyễn Văn Sớt, một sơn dân sống lâu năm trên núi Cấm nói rằng, muốn thưởng thức món canh cua núi ngon trứ danh, bà con ở đây chỉ cần men theo dòng suối bắt cua và hái một nắm đọt chảo cho vào nồi là có nồi canh ngọt lừ, không cần phải dùng đường hay bột nêm.

Độc đáo ẩm thực Bảy Núi

Nhắc đến Bảy Núi, người ta hay liên tưởng đến vùng đất của những điểm check-in lý tưởng với phong cảnh hùng vĩ, trữ tình. Tuy nhiên, Bảy Núi còn là thiên đường ẩm thực với những món ăn dân dã, đậm chất văn hóa địa phương.

Ẩm thực theo “địa điểm”
Cháo bò Tri Tôn, gà đốt Ô Thum hay bánh canh Vĩnh Trung là 3 trong nhiều món ăn thú vị mang phong cách ẩm thực theo “địa điểm” tại vùng Bảy Núi. Có lẽ, nơi xuất phát đặc sản được thực khách gắn cho món ăn như một kiểu chỉ dẫn địa lý để người khác theo đó mà tìm đến. Có dịp đến Bảy Núi nhiều lần nên chúng tôi có điều kiện thưởng thức những món ăn đặc trưng này. Nếu cháo bò Tri Tôn trở nên gần gũi thì gà đốt Ô Thum càng nổi tiếng hơn với thực khách gần xa, nhất là những bạn trẻ đam mê “xê dịch” . 

Món gà đốt Ô Thum ngon khó cưỡng 

15 thg 3, 2019

Đèn bốn ngọn - một phần không thể thiếu của Long Xuyên

Chẳng biết từ bao giờ, tên gọi “vòng xoay đèn bốn ngọn” (hay gọi tắt là “đèn bốn ngọn”) lại phổ biến ở TP. Long Xuyên đến thế, trở thành biểu tượng riêng có của thành phố. Khách phương xa đến Long Xuyên, gì thì gì cũng từng đi ngang hoặc biết đến khu vực này. Người dân địa phương lại càng thân thuộc với đèn bốn ngọn hơn, bởi cuộc sống của họ gắn liền với những vòng chuyển động quanh ngọn đèn…

Đó là một trụ đèn hình tháp, nằm ngay trung tâm nội ô TP. Long Xuyên, tạo thành vòng xoay, kết nối điểm giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Hà Hoàng Hổ. Bốn góc của trụ đèn nhìn ra 4 phía, bao quát cả thành phố. Trên đỉnh là chùm đèn hình oval, như hàng trăm nhụy hoa nở rộ. Toàn bộ bóng đèn là màu trắng ngọc trai, tròn trịa, xinh xắn. Chóp đỉnh gắn 1 bóng đèn trắng có kích thước to gấp mấy lần các bóng đèn khác. Nhìn từ xa, đèn bốn ngọn mang đậm nét trang nhã và dịu dàng, như những cô gái xuân thì của nhiều thập niên trước. Ban đêm, ánh sáng trắng từ chùm đèn tô điểm cho thành phố thêm rực rỡ, trở thành điểm nhấn thú vị khi ngắm toàn thành phố từ trên cao. Những ai trót mê mẩn nét đẹp cổ điển, thanh lịch ấy của đèn bốn ngọn, chắc chắn sẽ rất hoài niệm về chúng mỗi khi đi xa.