27 thg 2, 2019

Độc đáo bánh chưng hến “vượt khó” của người Diễn Châu

Cái bánh chưng nhân hến ấy, có vị ngòn ngọt của hến, thơm thơm của bùn và dĩ nhiên cũng có vị beo béo của nước mỡ lợn, là món ăn được làm trong ngày Tết của những năm tháng còn khó khăn, thiếu thốn. 

Tết với người Việt là dịp để sum vầy, dịp để báo ân với tiên tổ về những thành quả trong một năm lao động vất vả của mình. Chính vì thế, mỗi khi Tết đến Xuân về, dù có đi đâu về đâu người ta cũng luôn hướng về gia đình, dòng tộc. Đối với những người xa quê vì nhiều lí do khác nhau nếu không về được, họ vẫn chuẩn bị chu đáo cho gia đình nhỏ của mình một cái Tết truyền thống đúng nghĩa ở chính mảnh đất mình đang sinh sống. Nghĩa là cũng đào, cũng quất, cũng mai... và dĩ nhiên là cũng bánh chưng xanh.

Diễn Châu, nơi có con sông Bùng nổi tiếng quanh co chảy tràn ra biển ấy, những năm 1980 của thế kỷ trước đối với tôi là những ngày khó nhọc. Cái khó nhọc lam lũ ấy đè nặng lên vai của mẹ tôi, để rồi mẹ tôi đã sáng tạo ra cái bánh chưng hến ấy. Nhà tôi đông anh em, và bố mẹ tôi đều làm nghề cày ruộng. Cái xứ đất pha cát quê tôi, một năm chỉ trồng một vụ lúa, cái giống lúa cút hạt nẩy, màu nâu đỏ ấy tuy ăn rất ngọt và thơm nhưng năng suất lại kém. Thu hoạch xong vụ lúa là đất trời sang xuân để sang trồng vụ lạc. Một năm chỉ hai mùa chính vụ như thế cho nên cái nghèo cứ dấm dẳng hết năm này qua năm khác. 

Con don (hến) là nguyên liệu để làm nhân bánh chưng khi thịt lợn còn đắt đỏ, quý hiếm. Ảnh: Lê Thắng 

Độc đáo bộ nam phục người Ơ đu

Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác. 

Cũng giống như nữ giới, nam giới đồng bào dân tộc này cũng có bộ trang phục riêng và không kém phầm độc đáo. Với bộ trang phục người phụ nữ màu chủ đạo là màu đen, thì nam phục người Ơ đu là màu đỏ nhạt, màu chàm. Ảnh: Đình Tuân 

Người Thái xứ Nghệ vui Tết họ

Tết họ là hoạt động vui chơi mừng năm mới của cộng đồng người Thái ở các địa bàn vùng cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương. Đây cũng là dịp vui cuối cùng trong dịp Tết của các gia đình, dòng họ. 

Nhiểu làng bản ở miền núi xứ Nghệ thường tổ chức Tết họ (từ Mồng 4 đến Mồng 6 Tết) thay vì làm Rằm tháng Giêng như người miền xuôi. Đây là dịp sum họp của cả dòng họ vào đầu năm mới. 

26 thg 2, 2019

Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An

Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh “Mông” truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. 

Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng chiếc bánh truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết của người Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An không phải là bánh chưng, mà đó là “Dúa túa” có nghĩa là bánh đâm (Dúa dịch là bánh, túa là đâm) - một loại bánh được đâm nhuyễn từ cơm sôi đã hông chín, người dân tạm gọi là bánh "Mông". 

Thơm ngon đặc sản “cá ông trời” của Nghi Thủy

Cá thửng - người dân Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) thường gọi là “cá ông trời” là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng. Nhất là vào dịp Tết, trên mâm cỗ cúng, ngoài bánh chưng xanh, giò, chả thì không thể thiếu món cá thửng. 

Quanh năm lênh đênh trên biển cả, sống dựa vào con cá, con tôm nên với ngư dân miền biển nói chung và phường Nghi Thủy nói riêng, cá thửng có một vị trí quan trọng trong tâm thức.

Mùa cá thửng bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch. Những tháng cuối năm, thuyền cập bến, những mẻ cá thửng vừa chuyển lên bờ, còn tươi xanh được thương lái trong làng mua hết sạch. Cá sau khi mua về, chọn những con to đều nhau, rửa sạch. Quá trình rửa phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ, làm sao để con cá sạch nhưng không bị bong, tróc vảy. Sau đó, để cá ráo nước rồi bắt đầu khâu tạo hình. “Phải uốn cá sao cho thành một vòng tròn, miệng cá ngậm đuôi cá (có thể cố định bằng tăm tre hoặc dây cước), cân xứng, không vẹo, không được làm gãy xương cá”, bà Nguyễn Thị Manh (khối 8, phường Nghi Thủy) - người có kinh nghiệm 40 năm sơ chế cá thửng cho biết. Sau đó, cá được cho vào nồi hấp vừa chín, đưa ra khỏi nồi, xếp lên vỉ sắt cho ráo nước. 

Làng cá Nghi Thủy vào mùa. Ảnh: Thanh Tường 

Đền thờ Quận Công Từ lưu giữ các kiện gỗ nguyên vẹn từ thế kỷ 19

Đền thờ Quận Công Từ thôn Mỹ Hòa, xã Thanh Lâm (Thanh Chương) thờ tự Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng - những người đã có công lao to lớn, góp phần đem đến cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. 

Đền thờ Quận Công Từ được lập vào triều Tự Đức năm Canh Thân (1860). Trải qua hơn 150 năm, đền vẫn giữ được các kiện gỗ và văn tự, hoa văn khắc gỗ tinh xảo. 

Mặt tiền đền Quận Công Từ. Ảnh: Diệp Phương