30 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớTiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui đến xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.




Bảo vật quốc gia được khoan cắt từ vách núi ở Lai Châu

Khối đá nặng 15 tấn in bút tích của vua Lê Lợi đã tồn tại gần 600 năm.

Đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa phận huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đền được xây dựng vào năm 2012 để tưởng nhớ công lao của nhà vua trong lần dẹp loạn vùng Tây Bắc. 

Bí ẩn cột đá chùa Dạm

Qua thời gian gần 1000 năm, cột đá có kiến trúc đặc sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia nằm ở chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn (Tp. Bắc Ninh) mang trong mình những bí ẩn cộng với những câu chuyện truyền khẩu dân gian hư thực đã tạo nên sức hút kỳ diệu đối với du khách thập phương.
Theo tài liệu lịch sử, chùa Dạm còn có tên khác là Cảnh Long Đồng Khánh, hay Đại Lãm Tự, từng là trung tâm Phật giáo lớn, đại danh lam thắng cảnh thời nhà Lý (1009 - 1225), được đích thân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chọn đất và cho xây dựng từ năm 1086, hoàn thành vào năm 1094.

Ban đầu chùa có 12 tòa nhà, thời sau được tôn tạo lại với quy mô rất lớn lên tới hơn 100 gian. Qua nhiều biến cố thời gian, hầu hết mọi công trình kiến trúc cổ xưa của chùa Dạm đã không còn nhưng những vết tích còn lại vẫn đủ để gợi nhắc về vẻ đẹp hoành tráng của ngôi đại tự cổ. Trong đó, nguyên vẹn nhất phải kể đến cây cột đá ngàn năm sừng sững nằm ở ngoài khuôn viên của chùa. Cột đá này cao khoảng 5 mét, lưng dựa vào núi Đại Lãm (núi Dạm) mặt hướng về phía Đông với cấu trúc gồm 2 phần: phần gốc hình vuông với tiết diện dài gần 2m; phần ngọn hình tròn có đường kính lên tới gần 1,5m. Điểm nhấn độc đáo nhất trên trụ đá là đôi rồng thời Lý tuyệt đẹp được chạm nổi. Đầu rồng uy nghi với mào lửa vươn cao chầu ngọc. Thân rồng uyển chuyển uốn khúc hình chữ s quấn quanh cột hai đuôi ngoắc vào nhau. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như vảy rồng, chân rồng với móng sắc nhọn cũng được người xưa chạm khắc rất chi tiết, tỉ mỉ.

Người dân vùng Bắc Ninh thường đến thắp hương tại cột đá cổ trong những ngày rằm và mùng một hàng tháng.

Đồng Hới - lãng mạn Thành phố hoa hồng

Đồng Hới - Thành phố nằm bên cửa biển Nhật Lệ, điểm du lịch biển xanh, cát trắng của Quảng Bình nhưng nơi đây cũng được biết đến là thành phố hoa hồng.

Đồng Hới với những con phố nhỏ cùng những ngôi nhà 2 tầng xinh xắn. Du khách đến thành phố biển này không chỉ để đắm mình với biển xanh, cát trắng

29 thg 12, 2018

Cận cảnh đài thờ Đồng Dương 22.24, bảo vật quốc gia

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7), năm 2018. Theo đó, 22 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, trong đó có đài thờ Đồng Dương hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Theo tư liệu của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, nằm ở vùng đồng bằng, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía Nam, thuộc tổng Châu Đức, phủ Thăng Bình, Quảng Nam (nay là xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Các kiến trúc tại Đồng Dương cho thấy sự phát triển của Phật giáo Đại thừa tại Champa với phong cách ấn tượng của nghệ thuật Chăm, trong đó nổi bật là đài thờ Đồng Dương 22.24.

Bên trong bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Với hơn 500 cổ vật Phật giáo được trưng bày trong Chùa Quán Thế Âm (đường Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Đây được xem là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Bên trong Bảo tàng văn hóa Phật giáo.

Người Rục làm du lịch được không?

Sự phát triển du lịch ở Quảng Bình đã phát triển có tính vượt bậc trong thời gian gần đây. Khách du lịch đến với Quảng Bình rất nhiều và họ đến với Rục Làn để được khám phá vẻ đẹp núi rừng, cuộc sống bí ẩn của người Rục cũng không ít.

Phong cảnh miền núi Quảng Bình đẹp mê hoặc cả du khách lẫn giới điện ảnh. Ảnh: TH 

Được phát hiện từ năm 1959 đến nay, tộc người Rục ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của bộ tộc nguyên thủy sống trong hang động, núi đá, trèo lên cây để bắt chim hay lội xuống suối để bắt cá bằng những ngư cụ được chế tác thô sơ. Mang trong mình dòng máu của những “người rừng”. Họ, những người như cụ Chơn, cụ Bim, cụ Thuỳnh, cụ Bứa... vẫn nhớ rừng da diết lắm. Nhất là những cái hang, nơi một thời là ngôi nhà của họ.

27 thg 12, 2018

Thơm lừng món dế ngày mưa

Trong tiếng mưa lộp bộp rớt từng hạt trên mái tôn đã nghe tiếng ơi ới rủ nhau: “Chuẩn bị đi bắt dế bọn bây ơi!”. Khi mùa đông đang chùng chình qua ngõ, cả nhà nhau quây quần bên mâm cơm có đĩa dế thơm lừng.

Hấp dẫn món dế xào. Văn Hoàng 

Mỗi khi nghe nhắc đến “bắt dế” thì y chang lũ con nít ở cái xóm ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) nơi tôi ở lại nhảy dựng cả lên. Đứa hí hửng phụ cha hạ ghe xuống, đứa chạy tút vào chái bếp tìm chai nhựa thật to để đựng dế. Ghe vượt nước đang ngấp nghé lấn vào nhà rồi theo dọc hàng rào, bụi cây trong làng mà vớt những con dế vàng ươm, béo tròn núc ních nằm thin thít.

Thăm làng nghề đan đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Du khách như lạc vào không gian làng quê cổ kính khi trải nghiệm làng nghề đan đó 200 năm tuổi tại xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Đan đó tại gia đình ông Lương Sơn Bạc - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Hàng ngày, làng nghề đan đó Thủ Sỹ luôn rôm rả tiếng nói cười của những người làm nghề truyền thống này, đã có cách đây khoảng 2 thế kỷ.

Nhiều du khách lần đầu nghe từ đan đó sẽ thấy lạ. Thành phẩm chiếc đó làm từ tre, nứa là một loại ngư cụ lâu đời, ngày nay chúng còn được ưa chuộng trong trang trí mỹ thuật hay nội thất.

Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh sau hơn 1.000 năm thất truyền

Gốm Bồ Bát là tổ nghề của gốm Bát Tràng ngày nay. Khi gốm Bát Tràng nổi danh cũng là lúc gốm Bồ Bát bị thất truyền. Sau nghìn năm mai một, gốm Bồ Bát đang được hồi sinh bởi các tay thợ tài hoa của làng nghề gốm cổ xưa.

Một thời vàng son
Làng gốm Bồ Bát (là làng Bạch Bát - Bồ Xuyên Chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu Sơn) có từ hàng nghìn năm trước. Làng nổi danh nhất vào thế kỷ thứ X, cách đây hơn 1.000 năm, khi đó thuộc phủ Trường Yên, kinh đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay). 

Nghề làm gốm ở làng Bạch Liên (làng gốm Bồ Bát) hồi sinh hơn 10 năm nay.