19 thg 11, 2018

Thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ

Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.

Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao - Ảnh: THẾ DŨNG

Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.

Đến 'xứ sở cây thốt nốt' Tịnh Biên mùa nước nổi

"Tịnh Biên - An Giang vào mùa nước nổi đẹp như tranh vẽ với hàng cây thốt nốt huyền thoại" - nhiếp ảnh gia Minh Trung (TP. HCM) nhận xét

Mùa nước nổi Tịnh Biên yên bình, đẹp như tranh vẽ - Ảnh: MINH TRUNG

Cây thốt nốt gắn liền với vùng Thất Sơn (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Vì thế, nơi đây được xem là "xứ sở của thốt nốt".

Con đường ô rực rỡ sắc màu thu hút giới trẻ đến check-in

Cả con phố dài hơn 100m của làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) được trang trí hàng trăm chiếc ô rực rỡ sắc màu thu hút đông đảo giới trẻ và du khách đến check-in.

Trong Tuần lễ văn hóa và du lịch 2018, các con phố ở làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc nổi tiếng bậc nhất được trang trí bằng những chiếc ô đầy màu sắc lung linh khiến không chỉ du khách mà những người dân ở đây cũng vô cùng thích thú.

Làng lụa Vạn Phúc những ngày này như được "mặc áo mới" khi được trang trí hơn 1.000 chiếc ô đủ màu sắc. Về đêm, khung cảnh ở đây càng trở nên lung linh, huyền ảo hơn với dàn đèn lồng và đèn nháy rực sáng. Nơi này đã nhanh chóng trở thành một địa điểm check-in yêu thích của các bạn trẻ Hà Nội.

Bùi Thu Hương (21 tuổi) cho biết khi biết thông tin ở làng Vạn Phúc có con đường ô tuyệt đẹp nên đến đây để tham quan và chụp ảnh. "Mình thấy không gian ở đây rất đẹp và thơ mộng khi được trang trí rất nhiều chiếc ô rực rỡ", cô nói.

Hà Tiên - thành phố lạ lùng

Nhắc đến Hà Tiên là người ta nghĩ ngay đến miền biên viễn. Nghĩ ngay đến vùng đất cắm cột mốc chủ quyền cuối cùng của đất nước trên biên giới đường bộ. Có gì đó rất xa xăm, rất bí ẩn. 

Một góc Hà Tiên. Ảnh: Việt Phương 

Vì thế khi nghe vùng đất này được nâng cấp lên thành phố, mọi người cứ ồ à ngạc nhiên. Bởi lẽ, nói tới thành phố là nói tới đèn xanh đèn đỏ. Trong khi Hà Tiên chỉ mới duy nhất một ngã tư có đèn xanh đèn đỏ; còn tất thảy đều ngọn tỏ ngọn lu khi đêm về.

18 thg 11, 2018

Dân làng Kon Pao mừng nhà rông mới

Nhìn mái nhà rông mới vừa được dựng lại trên một khu đất cao ráo nằm ở giữa làng, già làng A Kle thở phào nhẹ nhõm: Bao đêm không ngủ được, vì cái được xem là văn hóa của làng (tức nhà rông - PV) đã bị mưa bão làm sập. Lo lắng vì dân làng không đủ sức để làm lại nhà rông truyền thống, bởi bây giờ nguyên liệu tự nhiên không dễ để tìm được. Ấy vậy mà, với quyết tâm giữ văn hóa cho làng, nhà rông truyền thống của đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã nhanh chóng được dựng lại…
Không còn khó khăn như trước đây, đường vào làng Kon Pao (xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) bây giờ rất thuận lợi. Từ Quốc lộ 14 đoạn qua địa phận xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) rẽ vào con đường tránh lũ Đăk Psi (dự án được Nhà nước đầu tư mấy năm nay) trải nhựa phẳng lì chừng mươi phút là về đến làng.

Những ngày cuối tháng 10, lúa ở rẫy của bà con đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã chín vàng trên những triền đồi. Xen lẫn những vạt vàng của lúa là những vườn cà phê xanh mướt mới được bà con nơi đây chuyển đổi từ những rẫy mì nằm trải dọc men theo sông Đăk Psi.

Lễ cúng thần rừng của người Mạ

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chức năng, đồng bào Mạ ở bon B'Năm Prăng Răh, xã Đắk P'lao (Đắk Glong) đã trọng thể tổ chức Lễ cúng thần rừng để cảm tạ thần linh đã che chở, bảo vệ, giúp cho mùa màng tươi tốt bội thu và cầu mong bon làng ngày càng giàu mạnh. 

Già làng K'Krang chuẩn bị mâm lễ vật để cúng thần rừng 

Được xem là một trong những lễ hội lớn của đồng bào, nên bà con được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức và mọi nghi thức đều được tiến hành theo đúng phong tục, gồm các nghi thức truyền thống như: Nghi lễ xin phép, nghi lễ dựng cây nêu, nghi thức gieo hạt... Địa điểm diễn ra lễ cúng là khu vực rừng thiêng nằm cạnh chân thác C’roah của bon B'Năm Prăng Răh. Dù con đường vào khu hành lễ rất khó khăn, phải di chuyển bằng xe cày nhưng bà con trong bon và ở các vùng lân cận cũng có mặt đông đủ để tham dự lễ cúng.