2 thg 5, 2018

Trải nghiệm vẻ đẹp thanh bình trên đảo Bình Hưng

Khi đảo Bình Ba bắt đầu quá tải, du khách bắt đầu chuyển hướng sang Bình Hưng và đều yêu thích vẻ đẹp bao la, thanh bình của hòn đảo này. 

Bình Hưng là một hòn đảo nhỏ nằm dưới chân đèo của cung đường biển Bình Tiên - Vĩnh Hy, một trong ba hòn đảo Tam Bình thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này còn có tên gọi khác là hòn Chút hay hòn Tý. 

Vẻ đẹp thanh cao, huyền bí của Đan viện Châu Sơn

Không lộng lẫy như các khu du lịch nhưng Đan viện Châu Sơn (Ninh Bình) mang vẻ đẹp thanh cao, huyền bí và tôn nghiêm, không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội được ghé thăm.

Ninh Bình nổi tiếng với những thắng cảnh như Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Có một điểm đến tuyệt đẹp, độc đáo nhưng không phải ai cũng biết chính là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn hay nhà thờ Châu Sơn. Ảnh: Hàn Việt Anh. 

Chư Pah (Gia Lai): Thiên đường xanh của Gia Lai

Cánh đồng chè tuyệt đẹp ở Chư Pah. 

Mây xanh, hoa lá bung nụ cùng nhau hòa quyện giữa bầu trời huyện Chư Pah, Gia Lai. Trên cao nhìn xuống, những cánh đồng cỏ xanh nhưng những tấm lụa sặc sỡ, vắt ngang qua đỉnh núi Chư Đăng Ya - một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. 


Chư Pah tháng 4 nắng vàng. Trên cao mây bồng bềnh, phủ trắng cả những quả đồi xanh ngát. Đến Chư Pah, không ghé cánh đồng chè là sự thiếu sót của du khách. Ở Gia Lai, nếu cánh đồng chè Chư Pah "khiêm nhường" chọn vị trí cảnh đẹp thứ 2 thì không đồi chè nơi nào "dám" chọn vị thế số 1. Cánh đồng chè ở đây được phân ô, chia luống thắng tắp. Những bông hoa muồng vàng nở rộ, điểm xuyến như tô vẽ, khắc họa nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Tháp Ponagar cổ kính, huyền ảo

Tháp Poh Nagar. 

Tôi bị hấp dẫn bởi văn hóa Chămpa vì trót say mê giai điệu u uất, thần bí đến lạ kì của nhạc Chăm trong các ca khúc của nhạc sỹ Amư Nhân như Bến nước tình yêu, Ápsara vũ nữ Chăm. Người ta gọi ông là người giữ hồn âm nhạc dân gian văn hóa Chămpa. 

Có thể nói, Tháp bà Ponagar là đặc trưng cho sự giao thoa của hai dòng văn hóa tín ngưỡng Việt-Chăm. Cho đến nay, cách thức xây dựng các tháp Chăm vẫn còn là một câu hỏi lớn với nhiều giả thiết. Người ta thắc mắc, qua nhiều biến cố, thăng trầm mà các di tích trên vẫn còn bền bỉ, nguyên vẹn cũng là một điều hiếm thấy.

Tận thấy lễ cúng cầu mưa của người Jrai Phú Thiện

Vào một ngày nắng nóng nhất của mùa khô tháng tư hàng năm, người Jrai Phú Thiện thường tổ chức các lễ cúng cầu mưa rất trọng thể. ​

Thường xuất phát ở các cộng đồng cư dân nông nghiệp sống ở vùng nắng nóng khô hạn, nghi lễ cúng cầu mưa là sự bày tỏ ước mong, khát vọng của cư dân vùng đất đấy, để có mưa, có nước làm nông nghiệp. ​Người Jrai ở thung lũng Phú Thiện và Ayun Pa, Krông Pa sống ở rốn hạn.

Hàng ngàn đời, ở đây chỉ có 2 mùa hết sức khắc nghiệt là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa khô kéo dài đến bảy tám tháng trong một năm. Người dân ở đây có rất nhiều truyền thuyết về việc họ đi tìm nước. Có cả cái chết, có sự hy sinh tình yêu, hy sinh tính mạng... để cộng đồng có nước. ​Ở đây cũng từng là nơi xuất hiện vua lửa (Pơ tao Pui) để lại trong đời sống nhiều giai thoại và cả những câu chuyện thật về sự tồn tại và uy quyền của một ông vua không ngai, ông này có một chức năng lớn nhất, vĩ đại nhất là... cúng cầu mưa cho cộng đồng. ​

Giếng Vua, giếng làng

Rải rác dọc các tỉnh ven biển miền Trung có rất nhiều giếng nước được người dân đặt cho một tên gọi chung là “giếng Vua”.

Thời phong kiến, cái gì thiêng liêng nhất, huyền nhiệm nhất, không ai có thể làm được, thay thế được thì được gán cho vua. Ví dụ như một số giếng nước dọc các tỉnh miền Trung, người dân không lý giải được vì sao nó không bị nhiễm mặn, dù nằm sát mép biển, thì họ cho đó là giếng do vua sai người đào nên nó mới ngọt bốn mùa như thế.

Thường thì những cái giếng ấy mang hai tên, một là tên vùng đất đó và một tên chung là giếng vua. Như ở đảo Lý Sơn, giếng nước nằm cạnh khách sạn Mường Thanh hiện nay, vừa có tên Xó La, lại vừa mang tên giếng Gia Long. Còn ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn), người dân làng biển này gọi là giếng Vương, tức là giếng do vua sai đào.