2 thg 3, 2018

Tết xưa có món gà rùn

Món gà rùn dân dã, đậm đà hương vị làng quê cho chén cơm dẻo thơm trong ngày tết. Gà rùn cũng là món “mồi bén” để những bậc cha chú lai rai dăm ly rượu đế, hàn huyên chuyện trò trong ngày xuân se lạnh.

Đĩa gà rùn nằm cạnh các món ăn khác trong mâm cỗ ngày tết của người dân quê. Ảnh: Trang Thy 

Những ngày xuân xưa cũ, cuộc sống của người dân quê Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Mâm cỗ ngày tết dâng cúng tổ tiên được chế biến từ những loại lương thực, thực phẩm tự nuôi trồng trong gia đình. Trong đó, có những món ăn được chế biến từ thịt gà nuôi thả trong vườn nhà.

Bánh bò Chăm thơm ngon quên cả lối về

Người Chăm xem đây là món ăn truyền thống nên đa phần phụ nữ Chăm đều biết cách làm ngay từ tấm bé. 

Bánh bò Chăm vừa ra lò 

Tỉnh An Giang có nhiều người dân tộc Chăm sống phân bổ tại huyện An Phú, Châu Phú và Châu Thành. Một trong những món ăn dân gian truyền thống được họ ưa chuộng và luôn có mặt trong đời sống hằng ngày lẫn các lễ hội là bánh bò Chăm.

Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê

Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.

Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí


Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.

Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...

Trẻ em người La Chí thích thú với trò chơi đu quay truyền thống (ảnh: Thanh Hà). 

Ngày Tết về thăm "vương quốc" phật thủ Đắc Sở

Có xuất xứ từ Ấn Độ, với hình dáng đặc biệt tượng trưng cho bàn tay Đức Phật, quả phật thủ luôn là lựa chọn hàng đầu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết nguyên đán của người Việt với những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. 

Tên gọi của cây phật thủ xuất phát từ hình dáng quả của nó được chia nhánh trông giống như bàn tay của Đức Phật. Bởi vậy, phật thủ còn có tên gọi khác là “quả bàn tay Phật”.

Về đặc tính sinh học, phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh nhưng lại có tính riêng biệt. Trong hệ quả có múi, phật thủ là quả có cùi dày nhất. Qủa có tương đối nhiều dầu, hương thơm dịu nhẹ, thanh tao và giữ được lâu nhất trong chi cam chanh.

Đặc tính này khiến phật thủ được ưu chuộng hơn các cây cùng chi họ. Tuy nhiên, sự thu hút đặc biệt của loại quả này trong ngày Tết cổ truyền ở những nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại nằm ở giá trị tâm linh của nó.

1 thg 3, 2018

Thương lắm bà ba

Có dịp dạo một vòng quanh các nhà may ở Sài Gòn mới biết áo bà ba, tuy đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa bao giờ là… đồ xưa.

Du khách Sài Gòn mặc bà ba chèo xuồng trên chợ nổi Cái Răng 

Trong một lần chuẩn bị du lịch, nhỏ bạn đi chung đoàn hào hứng khoe: "Tui sẽ may một bộ bà ba để mặc cho giống con gái miền Tây". Không ngờ ý kiến đó được nhiều người hưởng ứng. Dạo một vòng các nhà may ở Sài Gòn mới biết áo bà ba không bao giờ là… đồ xưa.

Những phong tục đón năm mới chỉ có tại Việt Nam

Người H'Mông có tục vỗ mông ngày Tết còn người Pà Thẻn tại Hà Giang thì thờ chén nước để cầu may mắn, bình an.

Nhiều phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc được thực hiện để cầu may mắn và những điều tốt lành trong năm mới.

Vỗ mông ngày Tết


Cùng với nhiều hoạt động như thổi khèn, ném pao, hát giao duyên thì tục "vỗ mông" cũng được người H'Mông chưa có gia đình thực hiện trong những dịp Tết. Nếu như trước đây, đồng bào H'Mông sẽ đón Tết sớm hơn một tháng thì vài năm trở lại đây, họ đã bắt đầu ăn Tết giống lịch của người Kinh.

Tục vỗ mông là nét đẹp văn hóa lâu đời của người H'Mông. Ảnh: Baohagiang.