22 thg 2, 2018

Chuyện về những người nhặt ve chai làm nên ngôi chùa khảm miểng lớn nhất Việt Nam

Tổng quan chùa Linh Phước. Ảnh: T.H.Đ

Chai xì dầu, chai bia, chén bát bị vỡ… lẽ ra là những phế liệu, hết giá trị cần vứt đi. Thế nhưng, chúng đã được các sư thầy lượm lặt và cùng các nghệ nhân khéo léo xây nên một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và diện tích khảm miểng lớn nhất Việt Nam.

Cần Đước níu bước lãng du - Làng nghề đóng ghe “Đỏ mũi trảng lườn” và nghề thương hồ Cần Đước

Hơn 20 năm trước, tôi đến làng nghề đóng ghe Tân Chánh (Cần Đước, Long An) với những xưởng nằm dọc bờ sông Rạch Cát.

Sau gần một ngày la cà ở làng nghề ngổn ngang những khúc cây to ngâm dưới sông vớt lên để xẻ gỗ và những bãi phơi ván đóng ghe; tắm mình trong cái hỗn độn của âm thanh cơ giới và thủ công vang khắp làng nghề, tôi cảm nhận đóng ghe là một nghề đòi hỏi phải khéo tay và chính xác đến từng li từng tí.

Đây là làng nghề lâu đời hàng thế kỷ ở Cần Đước, có tính cha truyền con nối; mỗi cơ sở đóng ghe còn có thợ cả là truyền nhân chỉ bảo, dìu dắt lớp thợ con nối nghiệp, cứ thế mà xuôi dòng thời gian tồn tại một làng nghề. Để có ghe tốt, thợ cả phải chọn cây gỗ tốt, chịu ngâm nước, có sức dẻo và bền để dễ uốn mà không gãy hay vỡ khi bị lực va chạm mạnh.

Ghe "đỏ mũi trảng lườn" Cần Đước (trông rất có uy)

Cần Đước níu bước lãng du - Trăm năm đồn Rạch Cát

Rời nhà 100 cột ở ấp Trung, xe du khách bon bon trên Đường tỉnh 826B - con đường thực dân Pháp lấy sức dân đào đắp từ năm 1891, trải bao phen “nắng bụi, mưa lầy” đến nay mới được nhựa hóa - đến ấp Long Ninh là thấy cả khối pháo đài bêtông cốt thép cực kỳ kiên cố, sừng sững trấn ải bên cửa sông Soài Rạp, cách thị trấn Cần Đước 14km. Đây là tàn tích của thực dân Pháp với tham vọng ngăn chặn làn sóng các nước khác qua biển Đông tràn vào giành thuộc địa của chúng, đồng thời ngăn chặn cả các nước qua đường biển vào giúp nước ta.

Một trong những khẩu pháo cổ tồn tại ở di tích đồn Rạch Cát

Về mặt kinh tế kết hợp quân sự, đây là nơi giao lưu hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông Nam bộ và ngược lại, đều trong tầm ngắm từ pháo đài này! Được xem là pháo đài quân sự lớn nhất nhì ở Việt Nam, đồn Rạch Cát với “sức đề kháng” có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX.

Cần Đước níu bước lãng du

Tôi là du khách say sông nước.
Cần Đước em mời bước lãng du...

Con đò xưa nối đất liền Cần Đước với cù lao Long Hựu qua kênh Nước Mặn (nay có cầu, ai còn nhớ “cây đa cũ, bến đò xưa?”)

Cần Đước với những con người cần cù lao động làm ăn và cần mẫn sáng tạo tạo nên những làng nghề truyền thống và những nét văn minh sông nước - miệt vườn. Cần Đước còn là huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và sinh thái vùng sông nước đáng để du lịch, xứng đáng được chọn xây dựng và công nhận huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An.

Võ Văn Ngân - Người cộng sản ưu tú của quê hương Long An


Theo tư liệu Gia phả họ Võ ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ấn hành tháng 5/1989: Võ Văn Ngân sinh năm 1902, mất năm 1939. Ông quê ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa, nay thuộc Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là con thứ 12 (thứ út), thân phụ là Võ Văn Sự, thân mẫu là Nguyễn Thị Toàn. Gia đình giàu truyền thống yêu nước, bên nội, bên ngoại đều tham gia chống Pháp và nhiều người bị giặc sát hại. Hai cụ thân sinh đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. 7 anh chị em gia đình Võ Văn Ngân lớn lên đều trở thành đảng viên cộng sản, trong đó, 2 anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân là ủy viên Trung ương Đảng, gia đình có 4 người hy sinh trước Cách mạng Tháng Tám.

20 thg 2, 2018

Phố ông đồ Sài Gòn điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết

Những ngày giáp Tết, phố ông đồ Sài Gòn thu hút đông đảo du khách đến dạo chơi, xin chữ và chụp ảnh.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai lại được trang hoàng đủ màu sắc của những bông hoa mai, hoa đào “hớp hồn” bao người bởi sắc xuân rực rỡ giữa lòng thành phố. Đây còn được người dân thành phố gọi là phố ông đồ khi có hàng chục ông đồ ngồi viết thư pháp phục vụ nhu cầu xin chữ và tham quan của người dân. Ảnh: Võ Đức Dự 

Người người nườm nượp đến chiêm ngưỡng cây mai khủng ở Xuân Lộc

Mỗi ngày có hàng trăm người đến chiêm ngưỡng và tạo dáng chụp ảnh bên cây mai khủng ở H.Xuân Lộc (Đồng Nai) nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018. 

Cây mai khủng có đường kính gần 10m, chiều cao khoảng 4m. Ảnh: Lê Lâm 

Trong những ngày Tết Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng trăm người đến ngắm cây mai khủng tại nhà ông Trần Công Thạnh (51 tuổi, ở Thị trấn Xuân Lộc, H.Xuân Lộc, Đồng Nai). 

Nhà sàn đá, điểm dừng chân hút khách ở thác Bản Giốc

Trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc, mô hình du lịch cộng đồng “homestay” tại các nhà sàn đá là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Huyện Trùng Khánh, Cao Bằng có đường biên giới dài 66 km, tiếp giáp với thành phố Tịnh Tây và huyện Đại Tân, Trung Quốc. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Vùng biên giới này, nhiều bản làng còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày, Nùng; Đặc biệt, thắng cảnh nổi tiếng thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao là danh thắng cấp Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc. Đây là cơ hội để Trùng Khánh khai thác tiềm năng phát triển du lịch. 


Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

Vùng du lịch được mệnh danh “nàng công chúa thức dậy"

Nàng công chúa thức dậy” là tên gọi mà dân yêu thích du lịch đặt cho vùng đất Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vùng đất này còn được mệnh danh là “Sa Pa của Quảng Ninh” vì phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi cao nhưng đầm ấm, mà lòng người thì rộng mở. Chỉ một vòng thoáng qua, chúng tôi nhận thấy lời đồn quả không sai.

Cầu vồng theo bánh xe lăn 

Đoàn chúng tôi xuất phát muộn nên đành phải huỷ bỏ dự tính ngủ đêm ở Bình Liêu để sáng hôm sau đi sớm, chụp ánh bình minh chiếu sáng những đồi lau dọc đoạn đường tuần tra biên giới, từ thị trấn Hoành Mô (Quảng Ninh) đến Đình Lập (Lạng Sơn). Bù lại, trăng đêm rằm vằng vặc soi suốt đoạn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và theo quốc lộ 10 đến tận Hạ Long.

Đậm đà món ăn từ cây lá của núi rừng Tây Bắc

Ai có tâm hồn ẩm thực, đừng ngại ngùng khi đến với núi rừng Tây Bắc. Những món ăn từ cây lá trên rừng sẽ để lại ấn tượng khó phai với du khách.

Lạ lẫm món dưa đọt chuối rừng


Muốn có được món nộm dưa chuối rừng, người ta phải cất công leo núi, có khi mất tới cả buổi mới lên tới rừng để tìm kiếm những cây chuối rừng đang độ non.

Để có nguyên liệu chế biến món dưa nõn chuối, khi chặt cây chuối, người ta khéo léo lấy những đọt non. Không phải tất cả thân đọt chuối đều làm được nộm mà chỉ cắt lấy đoạn gốc đến ngang thân cây vì đoạn dưới, lõi vừa ngọt, vừa mềm chứ không chát như ở trên ngọn.

Bởi vậy, nếu chế biến món này cho đông người ăn, chắc chắn người thực hiện sẽ phải kì công tìm kiếm nhiều cây chuối cho cả buổi leo núi.

Nõn chuối rừng được nén dưa trong xô.