28 thg 9, 2017

Kỳ thú bãi đá Móng Rồng

Là sự kết hợp độc đáo của nước và đá, bãi đá Móng Rồng nằm ở khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch khám phá đầy thú vị.

Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.

Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.

Bãi đá Móng Rồng mang một cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất.

Trải nghiệm không gian nhà nông xứ Huế

Tái hiện những câu chuyện sinh hoạt ở làng quê miền Trung thông qua trưng bày các loại nông, ngư cụ truyền thống và sự tham gia của người dân địa phương hướng tới phát triển du lịch bền vững, hiện Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn đã trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn tại Huế. 

Nhà trưng bày nông cụ tọa lạc tại làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, nơi đây chuyên về nghề nông, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km. Ngôi làng có lịch sử gần 600 năm, hiện còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng cổ kính, trang nghiêm. Đặc biệt là cây cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang dòng sông Như Ý, một công trình mang giá trị văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận di tích quốc gia, có tuổi đời xấp xỉ chùa Cầu tại Hội An.

Tại đây, khoảng 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo bốn chủ đề: lịch sử và văn hóa làng Thanh Toàn, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày. Đây là nơi để lưu truyền lại cho người đời sau biết giá trị và đời sống của những người nông dân thời xưa.

Cầu ngói Thanh Toàn, công trình kiến trúc cổ nổi tiếng được xây dựng theo lối kiến trúc "thượng gia hạ kiều".

26 thg 9, 2017

Long An - cửa ngõ miền Tây Nam Bộ

Là cửa ngõ, nơi kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tỉnh Long An hiện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế một cách toàn diện nhờ vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch mang đặc trưng của vùng sông nước.

Đất lành nở hoa

Long An nằm ở vị trí cửa ngõ của Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, một vị trí rất thuận lợi cho việc tiếp cận đầu tư vào các thị trường trong khu vực.
Long An là vùng “địa linh nhân kiệt”, con người Long An đôn hậu và đáng mến. Vì thế, đến với Long An là đến với những câu chuyện đầy kỳ thú và hấp dẫn có từ thời người dân đi khai hoang mở đất cách đây 200 năm cũng như công cuộc chống giặc ngoại xâm từ hồi thế kỷ 19.

Đến với vùng hạ Long An, du khách không thể nào quên được tính cách hiền hòa thân thiện và mến khách của người dân Cần Đước, Cần Giuộc cùng với những món ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên như lạp xưởng Cần Đước, cốm ngò Cần Giuộc…

Đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Long An có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch vùng sông nước. Từ trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An, chúng tôi theo Quốc lộ 62 về vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với những nét đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước.

Trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An. Ảnh: Nguyễn Luân

Đến Huế nhớ ăn mắm cá rò

Đến với Huế, nếu du khách bỏ qua việc dùng thử mắm cá rò thì thật là thiếu sót trong hành trình mở mang những nét văn hóa dân tộc Việt Nam. 

Huế - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng đẹp mê hồn. Đường bờ biển dài cũng là lợi thế để Huế phát triển du lịch cũng như khai thác hải sản. Từ các loài tôm, cá, người dân địa phương đã chế biến ra nhiều món ăn phong phú lạ miệng khiến du khách ngây ngất. 

Bánh tam giác mạch

Khi đến Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch nở chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị, nhất là được thưởng thức loại bánh đặc biệt từ loài hoa yêu thích bạt ngàn cao nguyên đá.

Nhắc đến Hà Giang là mọi người thường nghĩ ngay đến hoa tam giác mạch. Loài được bao người yêu thích, bởi mỗi độ thu về hoa phủ tràn sắc tím hồng khắp miền rẻo cao của Hà Giang. Được người dân vùng núi Hà Giang trồng làm lương thực cho gia súc, hạt dùng ủ men rượu và làm thứ bánh tam giác mạch tuyệt ngon. 

Làng rèn Đa Sỹ

Nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), làng cổ Đa Sỹ từ lâu được biết đến với nghề rèn truyền thống. Những năm gần đây, với việc đa dạng các sản phẩm dao, kéo đã tăng thu nhập cho các hộ dân nơi đây. 

Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Các sản phẩm rèn của làng Đa Sĩ hiện diện từ Bắc vào Nam và xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Úc… 

Theo ông Hoàng Quốc Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng Rèn truyền thống Đa Sỹ cho biết, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân cận khoảng 5000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước.

Để làm được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn Đa Sỹ đã phải trải qua rất nhiều công đoạn gia công. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu làm rèn phổ biến là gỗ để làm cán và thép làm sản phẩm.

Theo cô Lê Thị Tâm - một thợ rèn có 40 năm làm nghề thì nguyên liệu tốt nhất là những chiếc nhíp xe đã hết thời hạn sử dụng.

Người thợ rèn làng Đa Sỹ lấy sắt về duỗi, cắt để rèn ra những mẻ dao mới.Trước đây nguyên liệu được người dân tận dụng từ những chiếc nhíp xe ô tô bỏ đi, sau này là tôn, thiếc, phần lớn được nhập từ Thạch Thất (Hà Nội)và Nam Định.

Những trải nghiệm ở hồ Thủy điện Tuyên Quang

Điều đặc biệt là ở bất kì điểm nào, góc độ nào ở hồ Thủy điện Tuyên Quang, du khách cũng có những bức ảnh đẹp.

Đập Thủy điện Tuyên Quang, điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá hồ nước mang trong mình hàng trăm câu chuyện cổ và những điều kỳ thú của thiên nhiên.

Cảnh sắc hùng vĩ mà nên thơ của miền biên giới Cao Bằng

Là tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, với cảnh sắc hùng vĩ nên thơ của núi rừng sông suối, Cao Bằng là điểm đến không thể bỏ qua của dân phượt.

Hồ Thang Hen nằm tại huyện Trà Lĩnh (cách TP Cao Bằng 30km) - trong tiếng Tày có nghĩa là “Đuôi ong” do nhìn từ trên cao hình dáng của hồ giống đuôi của một chú ong.

24 thg 9, 2017

Chuyện phục hồi chiêng đôi của dân tộc Cor

Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tiết mục đấu chiêng đôi là một trong những tiết mục đặc sắc nhất. Tuy nhiên, tại vùng đồng bào Cor ở Bắc Trà My, Quảng Nam, từ lâu, nghệ thuật đấu chiêng đôi đã bị thất truyền. 

Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.

Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.

Các nghệ nhân dân tộc Cor huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Cor tại bắc Trà My. 

Những người giữ lửa làng nghề làm trống Trung Thu

Cả làng còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu, và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành. 

Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn.