30 thg 4, 2017

Xoài bự chảng ở Cù lao Dung

Sóc Trăng và Trà Vinh là 2 tỉnh sát bên nhau, cách nhau bởi con sông Hậu. Vì cách nhau bằng con sông nên đi đường bộ từ Sóc Trăng qua Trà Vinh phải đi qua cầu, đó là cầu Cần Thơ. Lộ trình là từ Sóc Trăng đi theo quốc lộ 1 ra tới Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ tới Vĩnh Long rồi từ Vĩnh Long đi quốc lộ 53 tới Trà Vinh, dài 150 km. Nếu muốn ngắn hơn một chút thì tách khỏi quốc lộ 1 ở thị xã Bình Minh, đi theo quốc lộ 54, dài 134 km (đường màu xám trên bản đồ).



Du ngoạn Pù Mát

Cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 130 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn về tộc người ngủ ngồi Đan Lai thôi thúc du khách tìm đến khám phá. 

Ngược dòng sông Giăng


Từ bến thuyền bên đập thủy lợi Phà Lài thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) chúng tôi ngược dòng sông Giăng, bắt đầu chuyến hành trình khám phá cuộc sống hoang dã của tộc người Đan Lai và đi tìm lời giải cho câu chuyện huyền thoại về tộc người ngủ ngồi giữa đại ngàn Pù Mát.

Người dân Đan Lai ở bản Búng sống giữa một thung lũng ở thượng nguồn sông Giăng, giáp biên giới Việt-Lào. Người Đan Lai có tục ngủ ngồi. Họ đốt lửa ở bếp để sưởi ấm, ngồi tựa trán vào đầu cây gậy mà ngủ. Ông La Văn Phòng (74 tuổi), người cao tuổi nhất của bản Búng giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc trước kia người Đan Lai thường xuyên phải chạy loạn, đối mặt với thú dữ và một phần vì cuộc sống thiếu thốn nơi rừng thiêng nước độc.

Người Đan Lai ở bản Búng vẫn duy trì một số phong tục cổ xưa như lễ cúng tổ tiên vào ngày lễ, Tết, đầu tháng và ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng), tục ăn trầu, tục lệ cưới hỏi. Trong bản có người làm thầy mo, họ tổ chức lễ cúng cho các gia đình có nhu cầu.

Hiện nay, Vườn quốc gia Pù Mát đã mở tuyến du lịch khám phá thác ghềnh sông Giăng từ xã Môn Sơn đến hai bản Cò Phạt và bản Búng của người Đan Lai. Trong hai giờ du thuyến trên sông du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thích thú khi khám phá vẻ đẹp của núi rừng Pù Mát.

Chùa Bửu Lâm - Đồng Tháp

Bửu Lâm là một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ có tuổi đời trên 300 năm gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp của địa phương, là một chứng tích đánh dấu sự hiện diện khá sớm của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, 70 tuổi, người đã từng có thời gian ẩn náu, chiến đấu tại chùa Bửu Lâm kể lại: “Hồi đó chiến tranh ác liệt, tui cùng nhiều đồng chí được nhà chùa và nhân dân nuôi chứa dưới các hầm bí mật nhờ vậy mới thoát được sự càn quét, truy lùng của địch. Từ đó chùa này được tụi nó đặt tên là chùa “Việt Cộng”…

Hướng dẫn chúng tôi ra xem tận mắt một gốc cây sộp rất khổng lồ, bà Xuyến nói thêm: “Dưới gốc cây này là hầm chứa được khoảng 20 cán bộ của ta. Do bị người dân tuyên truyền tác động về sự huyền bí, linh thiêng của ngôi chùa nên bọn giặc rất hoang mang lo sợ không dám bắn phá vào cây sộp này. Thậm chí mỗi khi ngang qua gốc cây này, chúng còn dừng lại thắp nhang cầu nguyện được yên ổn.

Gốc cây sộp nơi có hầm bí mật nuôi chứa cán bộ

Cải xá bấu - đặc sản trăm năm xứ Bạc Liêu

Món ăn dân dã làm từ củ cải trắng theo chân người Triều Châu đến với quê hương công tử Bạc Liêu từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Món đặc sản của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu làm từ củ cải trắng, loại củ cải chứa nhiều đường vẫn thường được người Việt dùng để nấu canh hay nấu súp. 

Về miền Tây ăn đủ món ngon từ con chang chang

Loài sò lạ chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành đặc sản đãi khách phương xa của bà con sống ở miền Tây Nam bộ.

Chang chang là loài nhuyễn thể sống trong môi trường nước ngọt vùi mình trong sình bùn ven sông hoặc dưới đáy sông. Loại sò này sống nhiều ở miệt Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, chúng có quanh năm nhưng nhiều nhất là sau Tết Âm lịch, rồi rộ lên từ cuối tháng 3. Nói rộ nhưng số lượng chang chang không nhiều, muốn ăn phải dặn trước người đi mò chừng mấy ngày trước đó. 

Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của người Nam Bộ

Sợi hủ tíu dai, nước lèo đậm đà thơm lừng, mấy khúc ruột non, vài con tôm tươi, tô hủ tiếu Nam Vang từ cả trăm năm nay đã trở thành đặc sản của miền Nam.

Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.