26 thg 3, 2017

Mộc mạc tên làng Tây nguyên

Nghệ nhân A Jar, người nghiên cứu về văn hóa tên đất, tên làng Tây nguyên. Ảnh: P.A

Đồng bào Tây nguyên đặt tên đất, tên làng thường rất mộc mạc: có tên gắn với truyền thuyết; có tên gắn với đặc trưng về cây cối, di tích liên quan đến ngày lập làng...

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, tùy vào từng dân tộc mà họ đặt tên đất, tên làng gắn với những từ như Kon, Đăk, Plei.
Phía sau những tên gọi này là những chuyện kể, những truyền thuyết mộc mạc, hồn nhiên, dễ thương như người ở xứ này. 

Đi tìm câu trả lời cho phong tục đàn bà bị cấm cửa vào nhà rông

Suốt đời phụ nữ không được bước vào nhà rông ở làng Điệp Lôk 

Người Ja Rai ở xã Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đến nay vẫn còn duy trì phong tục cấm phụ nữ bước và nhà rông.

Gần đây khi về làng Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện ở đây còn duy trì phong tục cấm cửa đàn bà vào nhà rông.

Cả làng nói 'tiếng lóng' độc đáo nhất ở Hà Nội

Đình làng Đa Chất. Ảnh Đinh Nhật 

Làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội khác lạ nhiều nơi khi người dân trong làng sử dụng thứ "tiếng lóng" như... chim hót, nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì. 

Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất bình yên như bao làng quê nông thôn miền Bắc khác. Theo sự chỉ dẫn, tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Sớm, 85 tuổi, quê gốc ở làng Đa Chất. Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng này, ông Sớm là một trong hai người cao tuổi nhất làng Đa Chất, đến nay còn nắm được nguyên vẹn thứ ngôn ngữ riêng biệt không nơi nào có.

Thủ Đức, Thủ Thiêm - tên của những ông quan nhỏ

Chữ “Thủ” là quan trấn thủ, tức võ quan lo việc bảo vệ một vùng (Thủ Đức), hoặc thủ ngự là người đứng đầu một trạm thu thuế đường sông (Thủ Thiêm). 

Ở Nam bộ, rất nhiều địa danh mang tên người. Những nhân vật có quyền cao chức trọng, dân gian kính nể, húy kỵ chỉ gọi chức tước mà không gọi tên, như cầu mang tên ông lãnh binh Thăng thì chỉ gọi cầu Ông Lãnh, hay lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thì gọi lăng Ông. Nhưng đối với các quan chức nhỏ thì dân gian gọi cả chức tước lẫn tên, như các địa danh bắt đầu bằng chữ Thủ đứng trước tên người, như Thủ Thừa ở Long An, hay Thủ Đức, Thủ Thiêm ở TP.HCM.

25 thg 3, 2017

Lăng Ông Bà Chiểu: Chốn tâm linh

Vì khu lăng mộ tọa lạc ở khu vực Bà Chiểu, cạnh chợ Bà Chiểu nên dân gian gọi là lăng Ông - Bà Chiểu. Tên gọi đúng của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu - là ba chữ Hán khắc trên cổng tam quan. 


Lăng Ông, tức khu lăng mộ thờ đức Tả quân - Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt (1764-1832), rộng 18.500 m2, tọa lạc giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng mộ được xây dựng năm 1948. Hình ảnh cổng tam quan lăng Ông in trên các tấm thiệp bưu chính (card postale) trước năm 1975 được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Bánh tẻ Văn Giang - ăn một lần là gây thương nhớ

Bánh tẻ Văn Giang 

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được hòa trộn từ nhiều nguyên liệu bình dị, từ những thứ đơn giản nhất như trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng lại gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức. 

Bánh tẻ, như tên gọi của nó, được làm từ gạo tẻ, với nhân thịt lợn, hành, mộc nhĩ - những loại nguyên liệu đơn giản.

Đến Diêm Điền nghe chuyện lạ về giếng Chùa

Còn gì thú vị hơn, ngày rằm tháng Giêng, tìm về ngôi chùa Diêm Điền cổ kính, tọa lạc ở thôn Diêm Điền, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) để nghe người dân và thầy trụ trì nơi đây kể về tích xưa, chuyện cũ, kể về giếng Chùa trong lành, ngọt mát và không bao giờ cạn, kể cả hạn hán...

Nằm nép mình giữa đồng lúa xanh bao la của làng Diêm Điền, chùa Diêm Điền hiện ra với cổng chùa đã ngả màu rêu phong và bức tường màu vàng đã lâu không sơn quét nên nhạt màu. Ngay bên cạnh chùa là chiếc giếng cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân thương, cung kính: “giếng Chùa”.

Không chỉ ngày xưa, mà đến tận bây giờ, người dân Diêm Điền vẫn tìm đến giếng Chùa để lấy nước về dùng. 

Ông Phạm Hả, ngụ ở thôn Diêm Điền đang múc nước giếng, tâm sự: “Thoạt nhìn tưởng nước giếng đã cạn đến đáy, nhưng dù múc, hoặc bơm bao lâu thì nước giếng cũng không cạn. Nước giếng Chùa trong vắt, không chút rong rêu, cợn bẩn... hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn. Dù các giếng nước xung quanh đây đều phèn, mặn cả”. Bởi thế, người làng Diêm Điền vẫn thường lấy nước giếng Chùa về uống, nấu nước pha trà đãi khách. Du khách đến tham quan và cúng lễ chùa thì mang theo bình xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

Tương truyền rằng, ngày trước, khi chưa xây dựng bờ đắp ngăn mặn, toàn vùng Diêm Điền người dân đào đâu cũng chỉ gặp toàn nước phèn, nước mặn. Đến một hôm, có một nhà sư và một chú tiễu không biết từ đâu đến làng Diêm Điền, chặt cây rừng dựng lên một ngôi am thỉnh Phật, ban đêm kinh kệ, ban ngày đào giếng. Cho đến khi giếng có nước ngọt thì nhà sư và chú tiễu đó lại ra đi. Để tưởng nhớ công ơn của các vị trên, người dân Diêm Điền đã lập đền thờ các vị đó ngay tại am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa.

Chùa Diêm Điền bây giờ, chính là được xây dựng trên vị trí am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa ngày trước. Chùa hướng về phía đông nam, tọa trên một gò đất cạnh rừng rất cao và rộng. Phía bắc chùa là mộ ông tiền hiền họ Phạm – người tương truyền đã có công di dân đến khai hoang, vỡ hóa vùng đất này. Sư trụ trì chùa Diêm Điền Thích Thông Đạo cho biết: “Ngôi mộ này đã có từ rất lâu đời, nhưng lạ một điều là dù không đắp, nhưng mộ vẫn ngày một cao lên”.

Khách tham quan nếu có dịp ghé thăm chứng tích Sơn Mỹ, hoặc biển Mỹ Khê... hãy bớt chút thời gian ghé qua chùa Diêm Điền để tận mắt nhìn thấy ngôi chùa, diện tích vỏn vẹn 20 m², nhưng chứa đựng biết bao câu chuyện, để tự tay xin nước trong lòng giếng, nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị tinh túy của làng Diêm Điền...

Bài, ảnh: Ý THU

Kỳ bí hang Thẩm Chàng

Hang Thẩm Chàng (bản Piu, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu) được xem là một trong những hang động đẹp và kỳ bí nhất của hệ thống hang động ở Mường Chiêng Ngam. 

Từ xã Châu Tiến (Quỳ Châu) đi chừng 10km theo hướng Quốc lộ 48 là tới được hang Thẩm Chàng. Theo cách gọi của đồng bào Thái, Thẩm Chàng nghĩa là “hang voi”. Đồng bào Thái ở trong vùng thường truyền tai nhau rằng: Ngày xưa, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đi đánh giặc qua đây, đưa voi vào hang này trú ẩn nên người xưa đặt tên hang núi là hang Thẩm Chàng. Ảnh: Hồ Phương. 

Hang Bua - hang động kỳ vĩ nhất miền Tây Nghệ An

Thắng cảnh hang Bua gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái xưa và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Tại đây các nhà khoa học đã tìm thấy trong lớp trầm tích hóa thạch các loài động vật và những di chỉ khảo cổ quan trọng như công cụ sản xuất của người Việt cổ thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ. Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người.

Đến hẹn lại lên, vào tháng Giêng hàng năm người dân khắp nơi trên miền Tây xứ Nghệ lại tìm về vùng đất Phủ Quỳ - Quỳ Châu để tham dự Lễ hội hang Bua được tổ chức từ ngày 20-22 tháng Giêng âm lịch. 

21 thg 3, 2017

Suối Tre và những ngôi nhà hoang phế

Đầu thế kỷ 20, người Pháp lập những đồn điền cao su ở Long Khánh. Các ông chủ đồn điền này cần có nơi nghỉ dưỡng và an vui cùng gia đình sau ngày làm việc. Thế là khu nghỉ dưỡng Suối Tre ra đời, nơi này cao, khí hậu dịu mát, lại có suối có đồi, gợi nên khung cảnh miền quê nước Pháp của họ. Họ xây nên những căn biệt thự nho nhỏ rải rác trong khu vực này, cạnh con suối, giữa bãi cỏ, bên hàng cây cổ thụ...

Nhiều năm trôi qua, người Pháp ra đi đã lâu, hiện giờ khu vực này do công ty Cao su Đồng Nai quản lý với tên gọi Trung tâm Văn hóa Suối Tre, có diện tích khoảng 70 ha (xin phân biệt với xã Suối Tre, là một xã thuộc Long Khánh, có diện tích đến 24,27 km², TT Văn hóa Suối Tre nằm trên địa bàn xã này).

Có khoảng 10 ngôi biệt thự do người Pháp để lại ở Suối Tre, trong đó khoảng phân nửa được sử dụng lại cho những mục đích khác nhau. Ngôi Nhà Truyền thống Công nhân Cao su Đồng Nai này là một thí dụ.