14 thg 3, 2017

Độc đáo nghi lễ Zù Su nơi “sóng vàng”

Mảnh đất “sóng vàng” Mù Cang Chải không chỉ được mọi người biết đến bởi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, đẹp đến say đắm lòng người mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc tiềm ẩn trong các phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân bản địa. 

Mọi người trong dòng họ kết sợi chỉ lanh thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó dòng họ với nhau. 

Một trong những nghi lễ độc đáo mang đậm giá trị nhân văn của mảnh đất này là lễ cúng họ Zù Su. Đây là tín ngưỡng văn hóa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các gia đình trong cùng một dòng họ.

Làng hoa Thái Phiên - Đà Lạt

Làng hoa Thái Phiên, phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có hơn 1.050 hộ sản xuất trên diện tích 430 ha. 

Thu hoạch hoa tại hộ nông dân Nguyễn Thị Nguyệt. Mỗi năm, gia đình chị thu nhập hơn 200 triệu đồng từ trồng hoa cúc. 

Hiện nay, các nhà vườn trong làng đã chuyển đổi 350 ha từ phương pháp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao trong nhà kính, chủ yếu là trồng hoa cắt cành, mỗi năm đạt sản lượng hơn 600.000 cành, thu nhập 1,2 tỷ đồng/ha. 

13 thg 3, 2017

Ankroet

Đường Ankroet

Ở Đà Lạt có một con đường mang cái tên khá lạ: đường Ankroet. Tên không phải tiếng Việt, cũng không phải tên danh nhân. Vậy Ankroet là gì?

Ngày xưa ở khu vực con đường đi ngang qua có buôn Rhàng Kroac của người Kơ Ho (Rhàng: bỏ hoang, Kroac: cây cam), chữ Rhàng Kroac này được người Pháp và Việt phiên âm ra thành Ankroet.

Ankroet không phải là con đường nhỏ, vì nó dài tới 11 km, bắt đầu từ góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia ở TP Đà Lạt và kết thúc ở Suối Vàng - Đan Kia. Nó dài đến mức một phần đường thuộc TP Đà Lạt, một phần khác thuộc huyện Lạc Dương. Nhưng Ankroet cũng không phải con đường lớn, vì đa phần lộ giới của nó rất nhỏ. Nhiều đoạn đường vắng giữa rừng thông, thỉnh thoảng xuất hiện vài nông trại. Gần cuối đường có nhà máy thủy điện Ankroet, thác Ankroet, nhà máy nước Suối Vàng và đập Suối Vàng. Cuối đường có hồ Đan Kia.



Tục lệ cưới xin của người Phù Lá

Trong cuộc sống mới ngày nay, tục cưới xin của người Phù Lá tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nghi thức độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình. 

Hôn nhân qua ông mối

Trai gái dân tộc Phù Lá đến tuổi trưởng thành không bị cha mẹ ép duyên, được tự do tìm hiểu trước hôn nhân. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, buổi tối người con trai thường đến chơi nhà bạn gái, sau khi người con gái đã ưng thuận thì người con trai có thể ngủ lại ở gian khách, đó là nơi dành cho những người chưa vợ chưa chồng, như vậy bố mẹ người con gái cũng biết mặt con rể tương lai vì cô gái đã đồng ý cho chàng trai ngủ tại nhà mình.

Cô dâu phải bịt mặt khi về nhà chồng. 

Rượu cần của người Mạ ở Cát Tiên

Có dịp về thôn Phước Thái (xã Phước Cát 2) và xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thưởng thức ché rượu cần của người Châu Mạ nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận được cái ngon trong chất men truyền thống. 

Rượu cần là nét văn hóa độc đáo của người Mạ ở Cát Tiên. Ảnh: H.Đường 

Cao nguyên Mộc Châu đẹp ngỡ ngàng giữa mùa xuân

Những bức ảnh dưới đây sẽ khiến bạn ngỡ ngàng, rằng có một cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, hùng vĩ và dịu dàng đến vậy.

Cứ mỗi độ Xuân về từ khoảng tháng 12 tới tháng 2, hoa mận trắng ở cao nguyên Mộc Châu lại vào mùa khoe sắc.