12 thg 1, 2017

Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông'

Trong quá trình khai thác cao su, người Pháp đã xây dựng một khu vui chơi nghỉ dưỡng ở vùng đất tựa như Đà Lạt thu nhỏ. Nhiều căn biệt thự đã được xây cất tại đây nhưng đến hiện nay đã nửa còn nửa mất.

Đây là căn biệt thự được nhiều người biết đến nhất với biệt hiệu "căn nhà ma" 

Trung tâm Văn hóa Suối tre (nằm ở xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh Đồng Nai) được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông”, do nơi đây từng là nơi nghỉ dưỡng, làm việc của người Pháp với những căn biệt thự trên các ngọn đồi nhấp nhô bên dòng suối trong xanh. Cùng với đó là những con đường uốn lượn bao bọc hàng ngàn cây xanh phủ bóng mát. 

Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết

Mùa này không chỉ tất bật đối với người nông dân, mà thương lái cũng sẵn sàng cho những thương vụ mới, tiêu thụ hàng trăm tấn cá đi khắp vùng miền. Riêng phần cá bổi (cá sặc rằn), người dân không xuất đi mà giữ lại, làm khô chuẩn bị cho mùa tết.

Những ngày gần tết “vương quốc” cá bổi ở Cà Mau vào vụ thu hoạch 

Thú vị trò leo núi mạo hiểm ở Ngũ Hành Sơn

Vừa được đưa vào khai thác ở ngọn Thủy Sơn (Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), leo núi mạo hiểm ngay lập tức tạo sức hút khám phá Ngũ Hành Sơn ở một góc độ khác đầy mới mẻ và phấn khích. 

Trải nghiệm môn Abseiling (leo xuống, trong lòng hang động) ở ngọn Thủy Sơn (Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) 

Bạn sẽ không phải thưởng ngoạn sơn thủy bằng những bậc tam cấp ngoằn ngoèo như hàng thế kỷ qua, mà vượt qua nỗi sợ độ cao để đu mình chơi vơi, lơ lửng ở độ cao gần 200 m so với mực nước biển, trên những mỏm núi đá nhấp nhô, vách dựng đứng… hay những vòm hang động tối thui và lành lạnh rợn người.

Pha Luông, điểm đến kiêu hãnh giữa núi rừng Tây Bắc

Sau Fansipan của thời cáp treo, đỉnh núi Pha Luông (Mộc Châu) đang là một điểm đến hoang dã và đầy thách thức cho những người yêu vùng đất Tây Bắc huyền ảo.

Quang cảnh trên đỉnh Pha Luông. 

Chinh phục đỉnh núi cao hơn 2.000 m (so với mặt nước biển) này vẫn còn đầy những hấp lực nguyên sơ. Bởi không kể những cánh rừng già rực lá phong đỏ đẹp nao lòng, mà khi đặt chân vào Pha Luông, bạn như còn tìm lại dấu vết của đoàn quân Tây Tiến năm nào vẫn còn rất sống động. Đường đến Pha Luông không phải là quá hiểm trở, nhưng ngọn núi vắt ngang đường biên giới tự nhiên Việt – Lào này vẫn là một hành trình nhiều gian nan. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe tốt để chinh phục đỉnh núi Pha Luông, còn có rất nhiều thứ bên lề mà chúng ta cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt.

Theo chân những người thợ đục hàu bên sông Cửa Lớn ở Cà Mau

Ngâm mình hàng giờ dưới nước, bấu víu vào những tảng bê tông với đầy vỏ hàu sắc nhọn để chống chọi lại dòng nước xiết chảy qua chân cầu cảng... là công việc thường ngày của những người thợ đục hàu bên bờ sông Cửa Lớn, thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Anh Trần Đình Hạnh, ngư dân tại khóm Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn đang chuẩn bị dụng cụ để bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Một người thợ khác ngồi trên mui tàu giữ phao và thay nhau xuống đục mỗi khi người ở dưới đuối sức. 

Làng nghề chày thớt Phú Long

Làng nghề chày thớt Phú Long ở khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tồn tại và phát triển từ hơn nửa thế kỷ qua. Đến nay, cái chày, tấm thớt Phú Long không những được ưa chuộng trên thị trường trong nước mà đã vươn xa ra thị trường các nước như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Lái Thiêu xưa vốn là vùng đất hoang sơ, có nhiều rừng nên nghề mộc nơi đây phát triển rất sớm nhờ nguồn nguyên liệu gỗ phong phú. Theo những người có kinh nghiệm làm chày, thớt ở Phú Long, người sáng lập ra làng nghề này là ông Hai Thiệt. Ban đầu, từ những khúc gỗ thừa của các xưởng mộc trong làng, ông mang về để tận dụng làm thớt. Sẵn nguồn nguyên liệu, lại nắm bắt nhu cầu của bà con trong vùng, ông Hai Thiệt làm thớt để bán, rồi truyền nghề lại cho con cháu sau này. Làng nghề dần được hình thành từ thời điểm những năm 1960 của thế kỷ trước và cũng để ghi công ông Hai Thiệt, người làng sau đó gọi ông là Hai Thớt.

Hiện làng nghề chày thớt Phú Long có hơn 20 cơ sở lớn, nhỏ làm việc quanh năm. Nếu trước đây một cơ sở khoảng 20 người làm thủ công chỉ được 300 thớt/ngày thì bây giờ với sự hỗ trợ của máy móc có thể sản xuất được 2.000 thớt/ngày. Ở nhiều cơ sở sản xuất lớn, sản phẩm chày, thớt Phú Long còn đăng ký thương hiệu và bán trong các siêu thị và xuất khẩu ra nước ngoài.

Những tấm thớt to bản còn nguyên vỏ cây khi được cưa ra từ thân cây gỗ nguyên liệu.