12 thg 10, 2016

Ngọt ngào hương vị chocolate Pháp từ ca cao Việt Nam

Gần đây, với tựa đề “Loại chocolate ngon nhất mà bạn chưa bao giờ được thử - The Best Chocolate You’ve Never Tasted" , nữ phóng viên Lawrence Osborne của tờ New York Times (Mỹ) đã giới thiệu trong phóng sự của mình những thanh sôcôla tinh tế nhất thế giới đang được sản xuất tại một cơ sở nhỏ khiêm tốn ở Tp. Hồ Chí Minh. Dù mới ra đời được gần 5 năm, Chocolate Marou hiện được đánh giá là loại sôcôla “thật sự Pháp” với nguyên liệu là trái cacao thu hoạch từ các nông trại ở Việt Nam do hai doanh nhân người Pháp sáng lập.

Gặp nhau một cách tình cờ 5 năm trước, khi đó chàng trai mang dòng máu Pháp - Nhật Samuel Maruta tới Việt Nam để làm giáo viên còn Vincent Mourou một cựu chuyên viên quảng cáo nhưng họ có chung một niềm đam mê: chocolate. Có dịp đi thăm và được nếm thử hạt cacao được trồng tại Việt Nam, họ ngạc nhiên và thích thú bởi hương vị đặc biệt của nó và quyết định đến với vùng đất Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long để làm việc cùng những người nông dân trong các trang trại trồng cây cacao. Các dự án sản xuất thử nghiệm chocolate thủ công tại Việt Nam bắt đầu từ đó.

11 thg 10, 2016

Ăn bánh mì bột lọc độc đáo ở Quảng Bình

Ở xứ sở bánh bột lọc, nguyên liệu không thể thiếu làm nên ổ bánh mì bình dân chính là những chiếc bánh bột lọc, để rồi cái tên bánh mì bột lọc đã trở thành thực đơn quen thuộc với bao người. 

Quầy bánh mì bột lọc trông thật hấp dẫn - Ảnh: Hải Ninh 

Được du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, bánh mì là một món ăn hết sức bình dị, gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có một cách chế biến, thành phần nguyên liệu đặc trưng riêng.

Cá ướp, vị thuốc quý của người Tày Hà Giang

Đồng bào dân tộc Tày ở huyện Quang Bình, Hà Giang có một món ăn gắn bó từ lâu, đó là món cá ướp. Đặc biệt, món ăn này còn là một bài thuốc hữu ích của người dân nơi đây. 

Món cá ướp của đồng bào Tày - Ảnh: Diệm My 

Sau khi thu hoạch vụ mùa, đồng bào Tày ở Quang Bình có thói quen thả cá trong ruộng để nuôi cho đến khi tháo nước ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ấy cũng là thời điểm mọi người có thể thu hoạch một mẻ cá nho nhỏ cho gia đình.

Khám phá làng gốm cổ Bát Tràng

Từ trung tâm thủ đô men theo bờ trái sông Hồng khoảng 10km, bạn sẽ đến địa phận làng gốm cổ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Không chỉ là một ngôi làng gốm cổ độc đáo mà đây còn là một địa điểm chụp ảnh thú vị cho giới trẻ.

Cổng vào làng gốm cổ Bát Tràng 

Người dân Bát Tràng vốn có nguồn gốc từ Ninh Bình. Ban đầu Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ phường do đất ở đây chủ yếu là đất sét trắng. Nhận thấy đây là một tài nguyên quý nên người dân Bát Tràng đã xây lò làm nghề gốm cách đây khoảng 800 năm và phát triển liên tục đến ngày nay.

Nghề may da Kiêu Kỵ

Cùng với nghề dát vàng truyền thống, làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gần đây được biết đến là nơi sản xuất các sản phẩm đồ da như ba lô, cặp, túi, giày... phục vụ đơn hàng từ các thương hiệu lớn như Honda, Thế giới di động, FPT… 

Theo ông Phùng Đắc Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ, nghề may da ở địa phương bắt đầu phát triển từ năm 1970 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 1990, các hộ kinh doanh đời góp phần làm cho kinh tế địa phương thêm phát triển và cải thiện đời sống. Hiện ở Kiêu Kỵ có khoảng 70 hộ sản xuất các mặt hàng may da, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho khoảng 1000 lao động của địa phương và các khu vực lân cận.

Cùng với nghề dát vàng truyền thống, làng Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) còn là nơi sản xuất các sản phẩm cặp sách, balo...

Công viên Suối Mơ

Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, Công viên Suối Mơ là một trong những điểm du lịch mới thu hút bạn trẻ yêu thích khám phá và cũng là điểm đến được nhiều gia đình lựa chọn nghỉ ngơi, tận hưởng không gian xanh mát vào mỗi dịp cuối tuần.

Ảnh: pe.lem