15 thg 11, 2015

Ni cô tình báo Huyền Trang chuyện phim và đời thực

Mấy năm nay, ngôi cổ tự Thất Bửu ở thị trấn An Châu (H.Châu Thành, An Giang) là chốn tu ẩn của sư cô Diệu Thông - nguyên mẫu của ni cô Huyền Trang trong bộ phim đình đám Biệt động Sài Gòn.

Ni trưởng Diệu Thông hiện tại - Ảnh: T.D

Biệt động Sài Gòn gồm 4 tập, đã gây cơn sốt khi trình chiếu trong thập niên 1980 và đến nay vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng VN. 

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy

Những ngôi mộ của các danh thần triều Nguyễn nằm lặng lẽ tại đất Sài Gòn. Trong số những ngôi mộ cổ có tuổi đời trên dưới 200 năm đó, một số được gìn giữ, thờ cúng, nhưng có cái đã thành phế tích.

Toàn cảnh khu mộ Quận công Võ Di Nguy - Ảnh: H.Đ.N

12 thg 11, 2015

Ngày nắng ở Diêm Điền

Cách Hà Nội hơn 100km về phía đông nam, Diêm Điền (Thái Bình) đủ xa để thoát khỏi phồn hoa phố thị, đủ gần để có thể “xách” trẻ con lên và đi. 

Trên triền đê sông Diêm Hộ - Ảnh: Băng Giang 

Tìm về một miền đất trong câu ca “rừng phi lao gió hát” để dù không kịp “tắm mắt trên bãi biển Đồng Châu” cũng có được một cuối tuần như ý.

Khung cảnh trời mây, non nước tuyệt đẹp ở chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu (Thiền Viện Giác Tâm), được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), ở vùng đất linh thiêng từng ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.

Cổng Tam Quan dẫn vào chùa 

Dân dã bò xào lá khổ qua

Bò xào lá khổ qua rừng không những là món ăn hợp với tiết trời mát mẻ mà còn là bài thuốc bổ dưỡng. 

Theo đông y, lá khổ qua rừng có tính hàn, vị đắng, không độc, là một bài thuốc dân gian trị nhiều chứng bệnh, nhất là bệnh tiểu đường. 

Khổ qua rừng thường mọc hoang dại nơi núi rừng. So với khổ qua nhà thì lá, quả khổ qua rừng thường nhỏ hơn. Để chế biến các món ăn, người ta thường chọn hái lá nhiều hơn hái quả vì lá khổ qua rừng dễ sơ chế, ăn mềm mại và hấp dẫn. 

Lá khổ qua rừng và thịt bò chuẩn bị cho món xào dân dã - Ảnh: Ngô Mã Thiên 

Thơm lừng ốc bươu nướng lá chanh

Ốc bươu là loài ốc “đặc hữu” ở ao hồ, ruộng nước, sông đầm. Ốc có màu đen, vỏ ốc cứng, to bằng năm đầu ngón tay chụm lại. 

Nguồn thức ăn để ốc bươu sinh sôi, nảy nở thường là rau, lá, bùn non vì vậy như một quy luật tự nhiên, mùa mưa là giai đoạn ốc bươu nhiều và ngon hơn. Lúc này, người dân quê hớn hở đi “săn” tìm ốc bươu về cải thiện bữa cơm gia đình. 

Ốc bươu thịt săn chắc, vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, dùng để chế biến thành nhiều món: nấu canh, nấu cháo, luộc... Canh nấu với ốc bươu thường là mít non, đu đủ xanh đã ăn một lần cam đoan nhớ lâu. Món cháo ốc bươu cũng chế biến đơn giản. Ốc làm sạch, um với sả ớt, đợi nồi cháo lúp búp thì đổ ốc vào, nấu thêm chừng mươi phút nữa. 

Khi ốc bắt đầu tiết nước thì rưới dầu ăn đã khử cùng hành, gia vị và đặc biệt không thế thiếu những chiếc lá chanh non xắt nhỏ. Khi nước ốc nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm tỏa ra là lúc ốc vừa chín tới.