7 thg 8, 2015

Chùa khỉ ở núi Kỳ Vân

Tui tới chùa Khỉ cách đây gần 10 năm. Nói ra nghe kỳ, thiệt tình mục đích chính của tui khi tới đây là để... coi khỉ, chớ không phải đi lễ Phật. Đến nỗi viếng chùa xong rồi ai hỏi chùa tên gì tui cũng hổng biết, chỉ biết kêu là chùa Khỉ (mà tên chính thức của chùa chắc đâu phải là Khỉ, héng?).

Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!

Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". 

Hải đăng gành Đèn

Ánh nắng chiều hòa trong làn nước xanh biếc của vịnh Xuân Đài và sắc nâu của những phiến đá sẽ hút hồn du khách khi tới hải đăng gành Đèn.

Tới huyện Tuy An, bên cạnh một gành đá đĩa đầy mê hoặc với những phiến đá bazan xếp tầng lớp, ngày đêm nằm nghe sóng biển vỗ là một hải đăng gành Đèn đứng lặng lẽ nơi cửa vịnh Xuân Đài, hướng ra vũng Chào. Nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên hơn 30 km về phía bắc, hải đăng gành Đèn là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi ghé thăm tỉnh Phú Yên.

Ngọn hải đăng gành Đèn không lớn và nổi tiếng như ở Kê Gà, Mũi Điện, nhưng với vị trí đắc địa nơi cửa biển, sắc đỏ trắng của hải đăng nổi bật giữa màu xanh mênh mông của nước biển. Những phiến đá cổ nằm dọc con đường dẫn tới ngọn hải đăng, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một rừng đá ngay bên bờ biển.

Từ ngã ba rẽ tới gành Đá Đĩa, du khách men theo con đường nhỏ gần một km dẫn vào gành Đèn. Trong ánh nắng chiều của vùng biển miền Trung, khung cảnh thiên nhiên trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với một bên là thảm cỏ khô mọc xen kẽ xương rồng, một bên là các mỏm đá đủ hình dáng nơi cửa vũng Chào. 

”Rừng đá” hai bên nhịp cầu thang dẫn tới hải đăng gành Đèn. Ảnh: Minh Đức. 

Một ngày du ngoạn thị xã Long Khánh

Cách TP HCM 90 km, Long Khánh được coi như “thiên đường” trái cây của Đông Nam Bộ. Ngoài những miệt vườn, nơi đây còn có rất nhiều điểm đến thú vị và món ăn ngon cho bạn trải nghiệm trong một ngày cuối tuần.


7h: Ăn sáng

Bún bà Ty, bún riêu, mì Quảng... là những món ngon ở thị xã Long Khánh mà bạn nên thử. Bạn có thể ăn ở đường Quang Trung, Hồ Thị Hương... với giá 20.000-25.000 đồng một tô. 

Hương vị đồng quê Hà Tĩnh trong món bún thịt nướng

Bún thịt nướng Hà Tĩnh vừa tinh tế vừa đơn giản, kết hợp vị thanh mát của bún với hương thơm nồng của nước tương và vị béo ngậy của thịt.

Nếu có dịp qua thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, du khách có thể tấp qua bất cứ cửa hàng nào hai bên đường để thưởng thức bún thịt nướng. Với một món ăn không mới, nhưng người dân địa phương đã biến tấu thêm phần đậm đà hương vị của đồng quê.

Một phần ăn cơ bản bao gồm bún trắng, thịt nướng và nước tương, rau sống. Khi ăn, thực khách trộn bún lẫn với nước tương và ăn kèm thịt. Các vị không bị lấn át nhau, khiến người ăn có thể phân biệt rõ từng thành phần trong món ăn. 

Suất bún thịt nướng đầy đặn dành cho ba người ăn. Ảnh: Minh Đức 

6 thg 8, 2015

Biển Phước Hải

Long Hải là thị trấn thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phước Hải là thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, cũng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Là thị trấn huyện lỵ của 2 huyện khác nhau, từ thị trấn Long Hải sang thị trấn Phước Hải khoảng 10 km.

Ấy, nhưng thường khi người ta đi tắm biển ở Phước Hải vẫn cứ tưởng là còn ở Long Hải, vì đường bờ biển của 2 nơi này liền nhau, Cụ thể là đi theo tỉnh lộ 44A (con đường dọc bờ biển) từ một bãi tắm ở Long Hải sang một bãi tắm ở Phước Hải chỉ khoảng 2 - 3 km.