11 thg 6, 2015

NSND Út Trà Ôn - Anh nông dân thành đệ nhất danh ca

Bài vọng cổ Tình anh bán chiếu hầu như người dân miền Nam nào cũng biết, bởi giọng ca Út Trà Ôn đã làm thăng hoa nó lên, biến nó thành “kinh điển”. Và ngược lại, bài vọng cổ ấy cũng làm thăng hoa tên tuổi Út Trà Ôn, một nghệ sĩ lẫy lừng được tôn là “đệ nhất danh ca” của miền Nam.

Ảnh: gia đình NS cung cấp

9 thg 6, 2015

Chiều ở biển Nhơn Lý

1.
Nhơn Lý thuộc thành phố Quy Nhơn, nhưng là xã, không phải phường. Xã Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai, cách Quy Nhơn bởi đầm Thị Nại. Trước kia, khi chưa có cầu Thị Nại, việc lưu thông từ Quy Nhơn sang xã Nhơn Lý rất khó khăn nên nơi đây là xã nghèo, ít dân cư. Cầu Thị Nại được xây dựng xong năm 2006 (cho đến giờ vẫn là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam: 7 km) với mong muốn phát triển kinh tế cho bán đảo Phương Mai. Đến nay đã gần 10 năm, kinh tế nơi đây có phát triển hơn... một chút!

Xã Nhơn Lý là phần tô hồng trên bản đồ.

Nhơn Lý có diện tích 12 km2, dân số khoảng dưới 10.000 người (mật độ chỉ khoảng 800 người/km2). TP Quy Nhơn đang quy hoạch Nhơn Lý thành khu du lịch biển. Cũng từ đó người ta nghe nói đến những điểm du lịch đẹp của nơi này: Eo Gió, bãi Kỳ Co, hòn Sẹo...

Xanh biếc Phú Quý

Không nổi tiếng như Phú Quốc (Kiên Giang), nhưng đảo Phú Quý (Bình Thuận) cũng là địa điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là cánh du lịch bụi. 

Ngoài chi phí bình dân, cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn có những bãi biển xanh biếc, nguyên sơ, cùng phong cảnh núi non - biển trời hùng vĩ và những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc.

Đúng như tên gọi, Phú Quý được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng hoang sơ, quyến rũ như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ - gành Hang, hòn Tranh... Nổi bật nhất là vịnh Triều Dương với dải cát uốn cong hình chữ S.

Cát ở đây trắng mịn, màu nước biển xanh biếc và rừng dương rợp bóng mát, rất thích hợp để tắm biển và tổ chức dã ngoại. Từ vịnh Triều Dương, đi tiếp sẽ tới bãi Nhỏ - gành Hang, là một bãi tắm hình lưỡi liềm nằm dưới chân núi hùng vĩ.

Hủ tiếu Sa Đéc - món ngon đậm hương vị quê nhà

Tô hủ tiếu gồm thịt, bao tử, tim, gan, phèo, chan nước lèo từ xương hầm nghi ngút khói khiến bất cứ ai từng ăn sẽ khó lòng quên được.

Hủ tiếu là món ăn phổ biến đối với nhiều người miền nam. Tuy nhiên, món hấp dẫn nhiều thực khách, mang đậm hương vị miền quê phải nhắc đến hủ tiếu Sa Đéc.

Bánh hủ tiếu được làm từ bột gạo, có màu trắng sữa, cọng to, sợi mềm, độ dai vừa phải và không bị bở. Khi nuốt, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy cọng hủ tiếu có vị ngọt dịu.

Để ăn món hủ tiếu Sa Đéc, thực khách có thể gọi loại thịt, xương hay khô tùy thích. Thịt và xương được chế biến trong món này giữ được độ mềm, ngon. Nước lèo không sử dụng các loại gia vị có sẵn như bột ngọt, đường, muối... mà được hầm từ xương heo. 

Tô hủ tiếu Sa Đéc thơm dai, mùi thơm phảng phất. Nhiều thực khách khi bụng đói còn có thể ăn liền hai tô. Ảnh: Khánh Bằng 

Gỏi bông súng, món ngon đất Phú Yên

Cọng súng sau khi tước vỏ làm sạch được bẻ thành khúc vừa ăn, trộn đều cùng thịt heo nạc, tôm đất và gia vị để cho ra đĩa gỏi hấp dẫn.

Nếu từng đi qua thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào mùa súng, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh bạt ngàn hoa đua nhau bung nở. Người dân ở đây tới mùa còn đi cắt bông súng, lấy phần cọng đem về và chế biến thành nhiều món đặc sắc miền quê.

Bông súng muối dưa được dùng để kho với cá, thịt. Người dân cũng thường nấu canh chua hoặc rửa sạch đem nhúng vào nồi lẩu sôi. Tuy nhiên, món phổ biến nhất phải nhắc đến là gỏi bông súng (nộm). Những ai phải xa quê thường xuyên hẳn khó lòng quên được hương vị của món ăn này. 

Gỏi có vị chua chua, ngọt ngọt, cho thêm ớt vào để tăng thêm vị cay, thích hợp để ăn vào những buổi chiều mát cùng bạn bè. Ảnh: Mỹ Tuyết 

6 thg 6, 2015

Quy Hòa, thung lũng buồn tênh

Bạn có thể đến bệnh viện phong Quy Hòa từ khu mộ Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng hay từ quốc lộ 1D. Dù đi đường nào bạn cũng đi qua đoạn đường đèo dài khoảng 3 km, vắng vẻ buồn tênh.

Không hiểu sự trầm mặc ấy có từ đâu. Vì số phận bi thương của những bệnh nhân phong (trong đó có Hàn Mặc Tử) hay vì khung cảnh nơi đây vốn dĩ đã hoang sơ, quạnh quẽ? Có lẽ là cả hai.

Năm 1929, khi tìm ra thung lũng Quy Hòa, linh mục Paul Maheu đã thấy rằng đây là nơi lý tưởng để điều trị và chăm sóc cho những bệnh nhân phong, căn bệnh mà ngày ấy còn bị coi là nan y và bệnh nhân bị người đời hất hủi. Thung lũng Quy Hòa ở tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, giúp người bệnh tránh được cái nhìn ghê sợ của xã hội, giúp họ an dưỡng tinh thần giữa thiên nhiên hiền hòa. Làng phong Quy Hòa ra đời trong bối cảnh như vậy, tất phải mang dáng vẻ quạnh hiu.

Trải nghiệm cung đường mới đến Mộc Châu

Nếu trót lỡ những mùa hoa cải, hoa mận... bạn hãy khám phá một Mộc Châu mới mẻ qua một cung đường hấp dẫn khác dẫn tới nơi này.

Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ khi đứng trên một đỉnh đèo - Ảnh: Ngọc Phạm 

Đến Thác Đổ tránh nắng mùa hè

Còn giữ nét hoang sơ với những thác nước hùng vĩ, Thác Đổ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch bụi, muốn khám phá vẻ đẹp của núi rừng, sông suối.

Nằm cách thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) chừng 15km, Thác Đổ nằm sâu giữa núi rừng xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn). Từ trên vách đá, những thác nước cao hơn 40m đổ xuống, bọt nước trắng xóa như một dải lụa bồng bềnh. Đây là điểm vui chơi, tránh nắng vào những ngày cuối tuần, dịp lễ tết của người dân xã Vĩnh An và các vùng lân cận. 

Thác Đổ là điểm đến lý tưởng cho những người thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, sông suối 

Để đến Thác Đổ, từ Phú Phong bạn lên trung tâm xã Vĩnh An, chạy dọc theo con đường dẫn tới bờ tràn Nước Gộp (làng Kon Mon, xã Vĩnh An) gởi xe cạnh nhà dân. Từ bờ tràn, đi đến Thác Đổ phải băng qua 4km đường rừng, men theo ống dẫn nước sạch. 

Thương gỏi con ruốc miền Trung

Nếu nói về món gỏi, suốt chiều dài mảnh đất chữ S thì cơ man nào mà kể, dễ có đến hàng trăm loại.

Có lần, cô bạn quê ở Nghệ An đãi tôi một món gỏi làm từ con ruốc khô, ăn miếng đầu tiên đã thấy ngon rụng rời. Hỏi “mi làm răng mà làm ngon dữ rứa?”, hắn nói: “Có chi mô, toàn nguyên liệu rẻ tiền thôi đó”.

Ờ, quả vậy, hắn lấy một nhúm con ruốc khô xào với hành khô phi và chút dầu ăn, rưới tí nước mắm và thêm chút đường cho cân bằng mặn ngọt, rồi để nguội. Sau đó, hắn xắt mấy lát chuối chát và vài miếng khế chua; rau thơm có vài lá răm, vài lá ngò gai (mùi tàu), thái nhỏ. Nước trộn gỏi gồm tí nước mắm, chanh, đường, ớt.. 

Nếm miếng đầu tiên, vị chua, cay, chát, ngọt, mặn hòa quyện vào nhau, không cầm lòng đặng phải gắp nữa, gắp nữa. Trong “rừng” mùi vị ấy, nổi bật nhất là vị ngọt thơm đặc trưng của con ruốc khô - Ảnh: Tú Quyên 

Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng, hương vị của biển!

Ai đã nghiện món hải sản sống chế biến theo kiểu sashimi của Nhật thì cũng rất nên biết đến một món “sashimi” vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam: gỏi cá. Một trong những món gỏi cá ngon trứ danh phải kể đến gỏi cá Nam Ô ở Đà Nẵng.


Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, ngay dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Sở dĩ phải ăn gỏi cá Nam Ô tận “gốc”, bởi món này hoàn hoàn toàn được chế biến bằng cá sống. Đừng lo lắng với kiểu ăn cá sống này vì người Nam Ô có cách chế biến rất hay để món cá tươi ngon có đủ độ an toàn để thưởng thức.