31 thg 5, 2015

Độc đáo món “mực rừng” Tây Bắc

Người vùng cao Tây Bắc vẫn gọi món ăn này là “mực của rừng” bởi khi ăn cũng nướng, cũng đập đập rồi dùng tay xé thành từng miếng nhỏ chấm với tương ớt cùng cái xuýt xoa nơi đầu lưỡi. 

Thịt trâu sấy, đặc sản chỉ có ở vùng cao Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Đó là món thịt trâu sấy trên rựa bếp của người Tày vùng Tây Bắc.

Người Tày ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu thường có tục lệ treo thịt heo trên rựa bếp để dùng dần. Món ăn này lâu dần trở thành đặc sản của người vùng cao nơi đây. Cùng với thịt heo, người ta còn chế biến món thịt trâu thành loại thịt hun khói, giữ được lâu và mang lại vị ngon, đậm đà khi thưởng thức.

Hang Múa - nơi ngắm mùa lúa chín ở Tam Cốc

Đến Hang Múa ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, du khách sẽ được thả mình giữa khung cảnh đồng quê đang vào vụ lúa chín vàng.

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. 

Một vòng ốc ngon Ninh Hòa

Đi dọc phố thị Ninh Hòa, nhìn mấy chảo ốc thơm lừng mùi sả, xanh xanh đỏ đỏ ớt sừng, thêm chút gia vị mằn mặn, cay cay, mê ly hết sức.

Ngó thôi mà nước miếng đã chảy ròng... 

1. Khác với mấy đĩa ốc xào me, bơ, sa tế, rang muối thơm ngon ở Sài Gòn, người Ninh Hòa thường hấp sả, hấp gừng, nướng than để giữ trọn vẹn mùi đặc trưng của từng loại ốc tươi sống, mới bắt lên bờ, ngâm trong nước, còn mở mày, bật màng, ngọ ngọe.

Ốc ngon phải nhờ tới mắm chấm. Phải là ớt xiêm chín, tép tỏi nhỏ nhưng nồng, trộn đường cát giã nát. Chế mắm nhĩ, nặn chanh, quậy đều, nêm vừa miệng. Ngửi mùi thôi đã biết là mắm ăn ốc rồi. Dạo gần đây người ta làm thêm món “mắm muối ớt xanh”, làm từ muối, ớt xanh và đường cát. Khá ngon, nhưng không thể bằng nước mắm. 

Ăn mắm cái quê tôi

Có nhiều nơi gọi đó là mắm nêm nhưng với người dân ở quê vùng Quảng Nam, Đà Nẵng thì gọi là mắm cái. 

Chỉ đơn giản thế thôi nhưng khi chan nước mắm cái ăn với cơm nóng thì chẳng mấy chốc nồi cơm hết sạch 

Đây là loại mắm được làm từ những con cá cơm tươi ngon hoặc cá thu, được muối trong hũ bằng sành sứ cả tháng trời mới có được món mắm cái thơm ngon. Phổ biến là loại mắm cái cá cơm nguyên con (muối mắm nhưng còn nguyên xác cá cơm) hoặc loại mắm cái nước được muối từ cá thu và chiết nguyên chất.

30 thg 5, 2015

Nức tiếng bánh ướt xứ Truồi

Được làm từ gạo quê nguyên chất, bánh ướt xứ Truồi mỏng đẹp, dẻo thơm.

Sự kết hợp hài hòa giữa bánh ướt tinh tế, thịt heo quay thơm ngậy, rau sống nồng nồng, dưa giá chua chua cùng nước mắm đậm đà cho món ăn hài hòa ngũ vị, tạo nên thương hiệu độc đáo cho địa phương 

Xứ Truồi thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nơi có món bánh ướt trứ danh, khiến du khách nào đến đây cũng muốn được một lần thưởng thức.

Bánh ngon nhờ loại gạo ngon nức tiếng, được trồng bởi thổ nhưỡng trù phú cho ra loại bánh trắng ngần, thơm dịu, ăn kèm thịt heo quay hoặc luộc. Heo quay cắt khúc nhỏ, lượng mỡ và nạc cân bằng, thịt thơm không ngấy, lớp da vàng ươm giòn rụm, vị béo ngọt tự nhiên.

Món cheo cá ở vùng cao A Lưới

Có dịp lên huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) để hòa mình vào không gian rừng núi, tôi đều nhờ người quen làm món cheo cá để thưởng thức.

Món cheo cá rất phù hợp để nhâm nhi với rượu trong tiết trời se lạnh giữa đại ngàn nên nếu bạn được người bản địa đãi món này, bạn đã là thượng khách- Ảnh: Hoàng Sơn 

Hương vị món ăn rất ấn tượng, thử một lần sẽ không bao giờ quên, thậm chí là… ghiền, nhất là nhớ vị cay đến xé cổ họng mà người Pa Kô nào cũng đều “khuyến cáo” khi mời thượng khách.

29 thg 5, 2015

Ăn mèn mén trên cao nguyên đá Đồng Văn

Mèn mén ăn chậm rãi, từ từ, càng nhai càng thấy vị ngọt của ngô lan tỏa nơi đầu lưỡi. Người ta có thể chan mèn mén với thắng cố, canh rau rừng.

Đang là mùa xuân, hoa cải vàng quyến rũ cứ nở từng thảm xen giữa lưng chừng núi. Đẹp đến nao lòng - Ảnh: Lê Nam 

Chợ tình ở vùng cao Quảng Ninh

Cứ đến ngày 4/4 âm lịch, bà con các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Bình Liêu, Quảng Ninh lại nô nức đi chợ tình Đồng Văn, mở phiên duy nhất trong năm.

Chợ tình là nét văn hóa đặc trưng của người Dao ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, diễn ra ngày 4/4 âm lịch. 

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm

Nói bà Năm bánh xèo chảnh cũng phải. Có cái bánh xèo thôi mà, làm gì mà khách đến nườm nượp, nhất là ngày lễ tết. Có cuốn bánh mà vượt quãng đường xa xôi rồi tay không, bụng đói trở về chỉ vì hết tôm rồi, không đúc thêm được… 

Ấy vậy mà, hơn 30 năm qua, quán bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi sáng dù nắng, dù mưa.

Không biết từ bao giờ, nhắc tới Bình Định, ngoài danh tiếng đất võ ra, người ta lại nhớ đến bánh xèo. Cái món ăn dân dã đến mức đâu đâu ở Việt Nam này cũng có và hầu như ai cũng làm được là bánh xèo thì ở đây, nó được đẩy lên hàng “cao cấp”. 


Hình ảnh bà Năm đứng trong bếp đúc bánh xèo đã trở nên thân thuộc với nhiều người 

28 thg 5, 2015

Nhạc sĩ nước mắm - Nhà thơ nước mắm

Nước mắm là món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Thế nhưng nếu đem nước mắm vào âm nhạc hay thơ ca thì e rằng hơi... khó ngửi. Ấy vậy mà ta lại có một nhạc sĩ nước mắm và một nhà thơ nước mắm.

Nhạc sĩ nước mắm là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn một cách sang trọng, đặc biệt là những bản tình ca viết về mùa thu. Ông là Đoàn Chuẩn.

Thật ra trong những ca khúc tuyệt vời của Đoàn Chuẩn không có... nước mắm, nhưng ông là con của nhà doanh nghiệp lừng lẫy Đoàn Đức Ban, chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Nhờ sự thành công của hãng nước mắm, gia đình Đoàn Chuẩn rất giàu có, nên ông sống đời một công tử phong lưu và cùng với thiên tài của mình ông đã sáng tác nên những ca khúc bất hủ. Như một sự ghi nhớ, trên bìa sau một số bản nhạc, ông cho đăng quảng cáo nước mắm Vạn Vân của gia đình mình. Hình dưới đây là một ví dụ.