29 thg 5, 2015

Ăn mèn mén trên cao nguyên đá Đồng Văn

Mèn mén ăn chậm rãi, từ từ, càng nhai càng thấy vị ngọt của ngô lan tỏa nơi đầu lưỡi. Người ta có thể chan mèn mén với thắng cố, canh rau rừng.

Đang là mùa xuân, hoa cải vàng quyến rũ cứ nở từng thảm xen giữa lưng chừng núi. Đẹp đến nao lòng - Ảnh: Lê Nam 

Chợ tình ở vùng cao Quảng Ninh

Cứ đến ngày 4/4 âm lịch, bà con các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Bình Liêu, Quảng Ninh lại nô nức đi chợ tình Đồng Văn, mở phiên duy nhất trong năm.

Chợ tình là nét văn hóa đặc trưng của người Dao ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, diễn ra ngày 4/4 âm lịch. 

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm

Nói bà Năm bánh xèo chảnh cũng phải. Có cái bánh xèo thôi mà, làm gì mà khách đến nườm nượp, nhất là ngày lễ tết. Có cuốn bánh mà vượt quãng đường xa xôi rồi tay không, bụng đói trở về chỉ vì hết tôm rồi, không đúc thêm được… 

Ấy vậy mà, hơn 30 năm qua, quán bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi sáng dù nắng, dù mưa.

Không biết từ bao giờ, nhắc tới Bình Định, ngoài danh tiếng đất võ ra, người ta lại nhớ đến bánh xèo. Cái món ăn dân dã đến mức đâu đâu ở Việt Nam này cũng có và hầu như ai cũng làm được là bánh xèo thì ở đây, nó được đẩy lên hàng “cao cấp”. 


Hình ảnh bà Năm đứng trong bếp đúc bánh xèo đã trở nên thân thuộc với nhiều người 

28 thg 5, 2015

Nhạc sĩ nước mắm - Nhà thơ nước mắm

Nước mắm là món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Thế nhưng nếu đem nước mắm vào âm nhạc hay thơ ca thì e rằng hơi... khó ngửi. Ấy vậy mà ta lại có một nhạc sĩ nước mắm và một nhà thơ nước mắm.

Nhạc sĩ nước mắm là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn một cách sang trọng, đặc biệt là những bản tình ca viết về mùa thu. Ông là Đoàn Chuẩn.

Thật ra trong những ca khúc tuyệt vời của Đoàn Chuẩn không có... nước mắm, nhưng ông là con của nhà doanh nghiệp lừng lẫy Đoàn Đức Ban, chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Nhờ sự thành công của hãng nước mắm, gia đình Đoàn Chuẩn rất giàu có, nên ông sống đời một công tử phong lưu và cùng với thiên tài của mình ông đã sáng tác nên những ca khúc bất hủ. Như một sự ghi nhớ, trên bìa sau một số bản nhạc, ông cho đăng quảng cáo nước mắm Vạn Vân của gia đình mình. Hình dưới đây là một ví dụ.


Tré - món ngon độc đáo đất Bình Định

Cứ mỗi lần đi qua cung đường quốc lộ 19, đoạn qua Chợ Huyện (thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định), khách xa lại thấy những cuộn rơm vàng óng bó lại như túm chổi nhỏ, đu đưa trong gió.

Ấy là tré, một trong những món ăn dân dã mà độc đáo, ngon lành của người dân xứ Nẫu.

Cô giáo tôi, quê ở tận Côn Đảo xa xôi, cứ mỗi lần ghé Bình Định là lại mua tré xách về cho người thân. Cô nói, nhìn cây tré ở đây thương gì đâu. Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất. Cô kể mình “phải lòng” cây tré từ dáng hình đến hương vị bên trong với đầy đủ các cung bậc: chua, cay, mặn, ngọt… 

Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất 

Nức tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ

Bún nóng hổi, đúng nghĩa vừa thổi vừa ăn. Ăn một tô chưa đủ, phải ăn hai tô, mỗi loại ít nhất một tô. Không ít người, mỗi lần ăn bún tôm, bún rạm Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phải ăn đến 4 tô.

Bún tôm ăn với bánh tráng gạo. Vừa ăn vừa thổi vì bún nóng hôi hổi trong tô. 

No mà không ngán. Bún gì kỳ, ăn hoài ăn mãi vẫn cứ thương thương lạ…

Tô bún thôi mà, có gì để thương để nhớ đến vậy? Một người quen của tôi ở Sài Gòn ra chơi, nghe tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ, nhất định phải ra ăn. Vậy là cô, cháu chở nhau hơn 60 km để ăn bún. Bà vốn là người từng trải, đi nhiều, sành ăn và nấu ăn rất ngon. Lúc giới thiệu món bún cho bà, tôi cứ lo vị bún dân dã quá, đơn giản quá, sợ bà chê… Nhưng rồi, sau tô đầu tiên, bà kêu thêm tô nữa, tô nữa rồi mua thật nhiều về cho người thân ở nhà.