20 thg 1, 2015

Chả thịt lam, món ngon gọi mời khách đến xứ Thanh

Người Mường không chỉ nổi tiếng bởi món cơm lam mà còn tạo được ấn tượng khó quên với món chả thịt lam trong mâm cỗ tết hay tiệc cưới hỏi. 

Cũng giống nhiều đồng bào dân tộc vùng cao khác, người Mường ở Thanh Hóa vẫn giữ tục mổ lợn ăn cỗ trong những dịp quan trọng. Anh em, họ hàng hay vài ba gia đình hàng xóm cùng chung nhau con lợn béo, qua bàn tay đảm đang, khéo léo để tạo ra nhiều món ăn khác nhau, vui vầy thưởng thức quanh bàn rượu.

Thông thường, phần thịt vai ngon nhất của con lợn sẽ được dùng làm món chả thịt lam. Chả thịt lam không quá cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng nếu đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên bởi món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm tự nhiên và cách chế biến tinh tế, hợp khẩu vị.

Nét quyến rũ của hồ Tây ngày đông

Ngồi bên bờ hồ lộng gió ngày đông ngắm cảnh, thưởng thức thú vui tao nhã bên cốc cà phê của ngày không vội vã là lựa chọn đáng lưu tâm cho cuối tuần ở Hà Nội. 

Nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội, Hồ Tây là điểm đến đầy thư giãn, một không gian khoáng đạt, mênh mang giữa lòng Thủ Đô để bạn tạm xa mọi ưu phiền của cuộc sống. 

Độc đáo câu cá bằng chai

Thông thường, câu cá thì phải có cần, dây nhợ, mồi và lưỡi câu. Tôi biết, có hai nơi là Phan Thiết và Đà Nẵng, câu cá không có cần câu, “lưỡi” và mồi câu rất lạ. Nói là lạ vì mồi là bột mì. Thay cho lưỡi câu là chai nhựa. Cách này chỉ dùng để câu cá đối.

Cá đối thường sống thành đàn, nhiều nhất là vùng nước lợ, đặc biệt ở cửa sông. Cá đối chỉ ăn tảo, trầm tích nên không thể câu bằng mồi sống. Thông thường, cá cỡ hai ngón tay, dài khoảng 15cm. Trước đây, bắt cá đối thường dùng lưới là chủ yếu.

Dân Đà Nẵng “câu” cá đối bằng chai hoặc hộp nhựa hình ống, đường kính chừng 5 - 7cm, một bên dùi lỗ để buộc dây cước nối với cần. Mồi là nhúm bột mì, loại thức ăn mà cá đối rất ghiền. Nghe mùi thơm của bột, cá tranh nhau lủi vào, lọt thỏm. Thấy động, người câu kéo cần lên là trúng phóc, không chạy đi đâu được vì cá đối không biết “cài số de” như nhiều loài cá khác. Loại câu này không cần học, chỉ nhìn qua thao tác là có thể hành nghề và kiếm cá dễ dàng, ai cũng câu được. Thời điểm tốt nhất để "hành nghề" là xế chiều. 

Nghề mộc Hòa Phong

Xã Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề mộc đã khẳng định được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài sản xuất tại chỗ, nhiều chủ cơ sở của xã đã mở chi nhánh xưởng mộc tại các tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh… và cả ở các nước Lào, Trung Quốc để phát triển kinh doanh và sản xuất.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến một trong những cơ sở chế biến gỗ đầu tiên của xã Hòa Phong đó là gia đình anh Vũ Văn Công ở làng Muồng. Tính đến nay, anh Công đã theo nghề mộc được hơn 20 năm và là thế hệ thứ ba trong gia đình theo nghề. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn nhưng gia đình anh vẫn làm không hết các đơn đặt hàng.

Nghề mộc Hòa Phong hiện đang ngày một phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây...

Mùa cá chua

"Giàu nghèo một lẽ cá chua
Biết đâu thắng, biết đâu thua hỡi mình"


Gọi cá chua không phải vì thịt của chúng có vị chua hay chúng sống trong môi trường nước chua. Đến nay vẫn chưa có ai biết được nguồn gốc và tên thật của giống cá này. Theo nhiều ngư dân, tên "chua" là biểu thị của sự gian khổ (chua cay, chua chát, chua ăn…) trong việc đánh bắt cá bột và nuôi cá trong ao, hồ.


Nuôi cá chua ở Nhơn Hội

Đó là những công việc rất vất vả cộng với tâm trạng nơm nớp lo âu từng ngày, không biết "trắng tay" lúc nào. Nó là giống cá được sinh ra trong bọt biển thì cũng dễ tan như bọt biển.

Đặc sản Bình Định: Cá chua

Đặc sản của Bình Định khá phong phú. Nem chua chợ Huyện, cua Huỳnh Đế, cá Đại Gia (còn gọi là cá niên, sống ở các hóc đá nơi suối cao)... Trong số hàng “ẩm thực thượng thặng” còn có loại cá chua đậm đà hương vị của riêng miền đất võ.

Cá chua. Ảnh: Trần thị Duyên

Không ai biết cá chua có từ bao giờ, chỉ biết nó xuất hiện rất nhiều ở đầm Đề Gi (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Cho đến nay, loại cá này vẫn chưa nhân giống được, chủ yếu sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên. Gần đây, phong trào nuôi cá chua ở ao hồ khá phát triển, bằng nguồn giống lấy từ đầm Đề Gi. Có một bộ phận dân cư quanh đầm chuyên đi bắt cá chua con về ươm một thời gian thì đem bán cá giống với giá từ 1.500 - 2.500 đồng/con.

19 thg 1, 2015

Cái Mơn là... cái gì?

Nhắc đến Cái Mơn

Những người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới sầu riêng Cái Mơn, loại sầu riêng ngon nổi tiếng.

Những món ăn sáng hấp dẫn ở Phan Rang

Nói đến xứ sở Phan Rang, nhiều người hình dung đến khung cảnh màu xanh thơ mộng của bãi biển, những dải cát dài hoang sơ quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất đầy nắng gió này còn sở hữu ẩm thực đa dạng cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bánh canh chả cá

Là món ăn được bày bán nhiều ở Phan Rang nên du khách có thể tìm thấy dễ dàng. Một tô bánh canh nóng hổi sẽ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và phía trên rắc thêm chút tiêu đen. Thực khách khi thưởng thức sẽ pha thêm chút mắm ớt cay cay và vắt thêm miếng chanh cho vừa miệng. Sợi bánh canh to vừa phải, cọng bánh bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo, khác lạ rõ rệt so với những vùng khác. 

Với giá 10.000 đến 15.000 đồng, thực khách sẽ được thưởng thức tô bánh canh chất lượng đầy hấp dẫn. Ảnh: Văn Trãi 

8 món ngon từ đuông dừa miền Tây

Đuông dừa chấm mắm ăn sống, chiên, nướng, luộc, nấu xôi… là những món ngon từ lâu đã trở thành đặc sản miền Tây nức tiếng.

Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ to bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 - 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Con nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn khiến nhiều người nhìn bên ngoài đều thấy có chút ghê sợ. Trong các nhà hàng sang trọng, quán nhậu hay các quán côn trùng vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn đều có bán. 

Các chủ quán thường nhập con đuông vừa mới bắt, chuyển bằng đường máy bay ra để giữ độ tươi ngon. Ảnh: Nhà hàng Phương Nam. 

150 năm Thảo Cầm viên Sài Gòn

Nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Thảo Cầm viên Sài Gòn là nơi bảo tồn rất nhiều động thực vật quý. Đây là một trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới với tuổi đời vừa tròn 150 tuổi. 

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, viên đề đốc người Pháp De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Thảo Cầm viên Sài Gòn (xưa gọi là Vườn Bách thảo) trên vùng đất hoang rộng 12ha ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (hướng cầu Thị Nghè bây giờ).

Ông Louis Adolphe Germain, một sĩ quan thú y của quân đội Pháp được giao nhiệm vụ thiết kế quy hoạch nơi đây thành một vườn thú. Đến tháng 3/1865, công trình hoàn thành. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Tại đây, ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch sử Thiên nhiên Paris.

Cuối năm 1865, Thảo Cầm viên Sài Gòn mở rộng thêm 20ha, tổ chức nhập khẩu nhiều loài cây nhiệt đới từ châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á với hơn 100.000 tiêu bản thực vật mà nay vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật (Phân viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh). 


Du khách tham quan Thảo Cầm viên Sài Gòn bằng xe điện.