16 thg 10, 2014

Khám phá làng lụa Hà Đông giữa lòng Hà Nội

Người Sài Gòn ai cũng biết đến bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa với hai câu thơ nổi tiếng “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dệt nên những tấm lụa mềm mại ấy là những nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km. 


Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước, được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đây là điểm tham quan rất nổi tiếng tại Hà Nội, mỗi tháng đón từ 3.000 đến 5.000 khách du lịch.

14 thg 10, 2014

Chiều mưa vào ngôi nhà ma ở Đà Lạt

Cô gái khoảng 25 tuổi sống ở Đà Lạt nhắc nhở nhóm người chuẩn bị bước vào ngôi nhà ma trên đèo Prenn rằng các bạn nữ tóc dài phải cột cao lên trước khi vào. 

Nhờ có khí hậu mát rượi quanh năm, nhiều rừng thông và núi đồi mà Đà Lạt trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch. Người ta còn ưu ái gọi Đà Lạt là "Paris của Việt Nam" vì ở đây lưu giữ những ngôi biệt thự cổ kính, sang trọng từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng thích hợp cho các cặp tình nhân, Đà Lạt còn cuốn hút du khách về những ngôi nhà ma bị bỏ hoang cùng với lời đồn thổi rùng rợn.

Một nhóm gồm 6 người bạn thuê xe du lịch để đi vòng vòng Đà Lạt trong một buổi chiều. Ban đầu chỉ định xem hoa, ăn uống rồi đi chợ Đà Lạt, thế nhưng một anh bạn trong nhóm chợt nảy lên ý tưởng vào ngôi nhà ma bị bỏ hoang ở Đà Lạt. Lúc này ngoài trời mưa rả rích, cảm giác vừa sợ nhưng vừa phấn khích. Sau một hồi biểu quyết, cả nhóm quyết định nhờ chú tài xế chở đến ngôi nhà ma nằm trên đèo Prenn, Đà Lạt. 

Ngôi nhà ma lúc còn nguyên vẹn với các cửa kính. Ảnh: dalatvatoi 

Sắc Tứ Minh Thiện tự - ngôi chùa cổ nhất tỉnh Khánh Hòa

Trong lịch sử dân tộc Việt, Khánh Hòa chính thức trở thành đất đai Đại Việt từ năm 1653, mảnh đất nằm ở vùng duyên hải miền Trung, miền Thùy dương cát trắng, với những hàng dừa xanh tít tắp, bờ biển ngút ngàn, nơi nổi danh là xứ Trầm hương

Cổng Tam quan- Sắc tứ Minh Thiện tự (Chùa Phật Lớn)

Từ thị trấn Diên Khánh đi về hướng Tây, qua khỏi cửa Đông, rồi qua cửa Tây, đi dọc theo tỉnh lộ 2, khoảng 3 km, rẽ vào hương lộ bên trái khoảng 100 m là đến chùa Sắc Tứ Minh Thiện - ngôi chùa cổ gần 350 năm, một danh thắng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, ở làng quê Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa Phụng Sơn: Di tích Lịch sử Cách mạng thị xã Ninh Hòa

Là một ngôi chùa luôn gắn bó với dân làng, có những đóng góp lớn trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 2001, Trung tâm Quản lý Di tích Danh Lam Thắng Cảnh Khánh Hòa đã xếp hạng chùa Phụng Sơn, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa là Di tích lịch sử… 

“Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh”

Chùa Phụng Sơn tọa lạc tại làng Phụng Cang, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa nằm ở đầu làng Phụng Cang, đối diện với Hòn Lớn. Phía Đông chùa là ngôi đình làng cổ kính. Phía Tây trải dài cánh đồng phì nhiêu bát ngát, cò bay thẳng cánh. Phía Nam là dòng sông uốn lượn giữa những cánh đồng mênh mông sóng lúa, phía Bắc là đồng ruộng.

Chùa Phụng Sơn, tại thôn Phụng Cang, xã Ninh Hưng (Ninh Hòa) 

Ngỡ ngàng cảnh đẹp Hồ Gươm sang thu

Những ngày đầu tháng 10, tiết trời thu như ùa vào lòng người Hà Nội. Những tán lá xanh đang dần đổ vàng cùng thời gian, những cơn sóng lăn tăn dưới mặt hồ xanh ngắt…. Một mùa thu lại đến. 

Mùa thu, trong hành trình du lịch phương Bắc của mình, khách phương xa nhất định sẽ ghé Hà Nội, thong thả dạo chơi trên những con đường rợp bóng mát, ngắm Hồ Gươm, thăm Tháp Bút, dạo cầu Thê Húc, nhâm nhi tách cà phê ven hồ, cảm nhận không khí thu lãng đãng xung quanh. 

Tháp Rùa linh thiêng rọi bóng lòng hồ mỗi ngày 

13 thg 10, 2014

Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph

Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây. 

Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa “uống” cà phê của người dân Sài Gòn.

Ngắm hàng cây cổ thụ sắp không còn trên đường Tôn Đức Thắng

Sáng cuối tuần, chạy xe thong dong trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), ngắm những vệt nắng xiên qua những vòm lá xanh rì, bạn sẽ thấy lòng mình bỗng nhiên thư thái. Đáng tiếc, hàng cây cổ thụ làm nên 'con đường màu xanh' này sắp không còn.

Đường Tôn Đức Thắng với bốn hàng cây cổ thụ là một trong những con đường xanh mát nhất ở trung tâm TP.HCM 

Các món vừa ăn vừa giải nhiệt ở Cần Thơ

Khi đến Cần Thơ mùa nắng nóng, ngoài các ly nước mát ưa dùng như sâm, rễ tranh hay nước mía, du khách có thể tham khảo thêm bốn loại đồ ăn có thể giải khát sau đây.

Không mất nhiều thời gian và nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm, sương sa hạt lựu, sâm bổ lượng, chè bưởi hay tàu hủ đá đều là những món khoái khẩu của người Cần Thơ.

Sương sa hạt lựu

Hạt lựu ở đây không phải được lấy ra từ trái lựu, loại này làm từ bột năng vo thành những viên tròn nhỏ có tẩm màu thực phẩm đỏ. Sau đó luộc lên, khi vớt ra bột trong veo, dai mềm lại có màu ngà ngà đỏ nên người Cần Thơ thường gọi là hạt lựu. Còn sương sa thì đổ bằng bột thạch sương sáo và rau câu. Khi thạch sương sáo và rau câu đông đặc lại thì sẽ cắt thành những miếng hình vuông nhỏ. Để món ăn này thêm thơm béo hấp dẫn thì không thể thiếu sự có mặt của nước cốt dừa và đậu xanh xay nhuyễn. 

Sương sa hạt lựu ngọt mát hấp dẫn. Nguồn: Tranvanrang 

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre

Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.

Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này

Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich. 

5 món ngon chế biến từ dừa

Cháo dừa, rau câu trái dừa hay tôm kho cùi dừa đều là những món mà chỉ cần nhắc đến cũng đủ khiến bạn thèm ăn.

Dừa là loại cây mà từ thân dừa, vỏ dừa, sọ dừa, lá dừa và sơ dừa đều có thể sử dụng được. Dưới đây là một số món ăn ngon được chế biến từ dừa đủ sức thuyết phục dạ dày của bạn.

Ốc len xào dừa

Ốc len xào dừa là món thường được gọi đầu tiên mỗi khi bước vào quán ốc. Với nước cốt dừa béo ngậy và đặc quánh, thêm vào vài lát ớt thấm vị, ốc len xào dừa thường được dùng khi còn nóng hổi. Khi ăn ốc len xào dừa, nhiều người cầm đuôi ốc, múc một chụt nước cốt rồi mới bỏ vào miệng hút. Nước cốt dừa càng chất lượng, đĩa ốc len xào dừa càng ngon. 

Nhìn một thố ốc len xào dừa ngập nước cốt thế này bạn sẽ chỉ muốn bắt tay vào ăn ngay. Ảnh: Linh Lê