27 thg 5, 2014

Bánh căn Phan Thiết

Tui từng được bạn hiền Lâm văn Lẫy chiêu đãi món bánh căn Phan Rang và rất kết món ăn nhà quê nhưng ăn bắt ghiền này. Vì thế, có người bạn từ nước ngoài về, đi Phan Thiết, tôi liền dẫn đi ăn bánh căn (Phan Thiết hay Phan Rang thì cũng là... Phan, ở gần nhau ấy mà!). Món ăn dân dã mà độc đáo này, ở nước ngoài đố mà có được!

Tự hào là mình đã biết ăn bánh căn, tui chuẩn bị giải thích cho anh bạn về món ăn. Thế nhưng quán bưng ra lần lượt hết tô này đến tô khác: một tô nước dùng trong đó có xíu mại và trứng luộc, một dĩa da heo, một tô cá nục kho, một tô nước mắm, một tô hành phi và tóp mỡ, một dĩa xoài sống xắt mỏng... Không thấy cái bánh căn nào cả! Tui lúng túng hỏi chủ quán: Ăn làm sao? Bánh căn đâu?


Trai làng Vân vật lộn trong bùn tranh cầu

Cứ vào giữa tháng 4 âm lịch hằng năm, tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên (Bắc Giang) lại mở hội vật cầu bùn để cầu mưa thuận gió hòa, dân làng được no ấm.

Một màn cướp cầu đầy kịch tính

Lễ hội cầu bùn tại thôn Yên Viên năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến 14-4 âm lịch (10 đến 12-5) tại di tích lịch sử đền Chùa Vân. Nơi thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2, được đổ đầy bùn lỏng. Hai đầu sân đấu có hai hố sâu khoảng 80cm, rộng 50cm để các quan cầu ôm cầu đẩy xuống hố trong tình huống cướp cầu dưới bùn nước nhão.

Một vòng du lịch đảo

Trong số gần 100 hòn đảo của tỉnh Khánh Hòa, hiện có hơn chục hòn đảo được loài chim yến chọn làm nơi cư trú để xây tổ như: Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Hố, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ.

Tàu đưa du khách ghé thăm đảo

Đảo yến - Hòn Nội là điểm đến xa nhất trong các tour du lịch đảo ở Nha Trang, khoảng 13 hải lý tính từ Cảng Nha Trang. Khởi hành từ Nha Trang, tàu thẳng tiến về hướng vịnh Cam Ranh. Hòn Miễu, mặt sau lưng của Hòn Tre, Hòn Tằm lùi lại phía sau, con đường Sông Lô - Cù Hin, vùng cát trắng Bãi dài như đang song hành. Phía xa trước mặt, Hòn Ngoại (nơi xa nhất trong hệ thống đảo có chim yến cư trú của Khánh Hòa, đường lên rất hiểm trở) như chiếc nón úp trên mặt biển hiện rõ dần trong tầm mắt. 

26 thg 5, 2014

Quay mặt về Tây

Dọc theo quốc lộ 51 đi Vũng Tàu có rất nhiều chùa. Chùa, thiền viện, tịnh xá rải đều từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu). Chùa ở đây nhiều đến nổi các tour du lịch hành hương viếng 10 cảnh chùa thường chọn đây là khu vực viếng, bởi vì chỉ cần... đi chút xíu là được 10 chùa rồi!

Chùa Phật Tích Tòng Lâm trên QL 51, ở gần trạm dừng chân Bò sữa Long Thành

Có một điều đáng chú ý là dọc bên đường quốc lộ 51 có rất nhiều chùa, nhưng không phải hai bên đường, mà chỉ một bên đường thôi! Theo hướng đi Vũng Tàu thì các chùa nằm ở bên trái, còn bên phải hầu như không có ngôi chùa nào! Sao vậy kìa?

Chùm ruột ngon hương vị quê nhà

Mỗi độ hè về, đi ngang mấy cổng trường thấy xe bán đồ chua có thêm món chùm ruột ngâm muối đường chấm muối ớt hay những xâu mứt chùm ruột màu đỏ tươi bày bán, tôi lại quay quắt nhớ những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà.

Chùm ruột lúc lỉu trên cây trông đã phát thèm - Ảnh: T.Tâm

Thuở ấy, trước sân nhà nội tôi có trồng một cây chùm ruột sum sê, cành đeo đặc trái trông thật bắt mắt. Cứ đến trưa, cả nhà yên giấc, tôi lại rủ bạn bè leo cây hái chùm ruột đâm nhuyễn ăn với nước mắm đường thật vui. Có khi cười đùa to tiếng, nội thức giấc mắng cho một trận nên thân, nhưng chứng nào tật nấy vẫn không chừa.

Vũ điệu của núi rừng Tây Bắc

Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái. Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.

Mường So - quê hương xòe Thái

Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay) để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc.

Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản và gái mường nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu kết hợp với trống, nhị, chiêng và thanh la.