24 thg 11, 2013

Hấp dẫn Suối Tiên

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên ở Tp. Hồ Chí Minh nổi tiếng trong và ngoài nước vì có một không gian thoáng đãng, trong lành, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữa kiến trúc cổ và kiến trúc đương đại, đây là một quần thể hấp dẫn, vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.


«
       Một số công trình lập kỷ lục Việt Nam ở Suối Tiên:
- Biển Tiên Đồng: Hồ nước biển duy nhất trong các khu công viên nước Việt Nam (năm 2004)
- Thiên Đăng Bảo Tháp: Tòa tháp cao nhất Việt Nam (năm 2005)
- Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ mun nặng nhất Việt Nam (năm 2005)
- Thánh tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn lớn nhất Việt Nam (năm 2010)
- Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2011 là lễ hội có nhiều tác phẩm tạo hình bằng trái cây lớn nhất và là lễ hội có nhiều chủng loại trái cây nhất Việt Nam (năm 2011).
                    »
Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên tọa lạc trên một vùng đất đồi hình chữ S, rộng chừng 200.000m2, thuộc phường Tân Phú, Quận 9, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh gần 20km. 

Vùng này vốn là một lâm trại nhỏ trên vùng đất hoang sơ, đầm lầy, cây cỏ mọc um tùm. Chính giữa vùng đất là một dòng suối uốn lượn, dài gần 2km. Ven suối có một miếu thờ. Dân trong vùng kể lại rằng, ngày xưa có 7 cô gái đến suối tắm, không may sẩy chân chết đuối. Dân làng cho rằng 7 cô gái trong trắng đã hóa thành tiên rất linh thiêng nên lập miếu thờ và dòng suối cũng bắt đầu mang tên là Suối Tiên từ đó.

Được mở cửa phục vụ du khách từ năm 1992, nét độc đáo của Suối Tiên là các cụm công trình ở đây được lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, huyền tích của người Việt và tư tưởng đạo học phương Ðông. Với mơ ước về sự thái bình, thịnh vượng, những nhà thiết kế đã xây dựng Suối Tiên thành 4 khu theo truyền thuyết về tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng (phượng).


Thăm đền bà Tấm - Nguyên Phi Ỷ Lan

Ỷ Lan là người phụ nữ Việt Nam tài sắc, có công sinh hạ và nuôi dạy vua Lý Nhân Tông nhân ái, có tài. Bà còn được phong là Quốc mẫu.

Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Bà là vợ vua Lý Thánh Tông. Ỷ Lan sinh ngày 7/3 năm Giáp Thân (1044), lúc hơn 10 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ kế nhưng ít lâu sau cũng qua đời. Ỷ Lan là một cô gái rất xinh đẹp và chăm làm.

Sử cũ chép rằng, năm Quý Mão 1063, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Một sáng mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi sau này đổi là Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm- Hà Nội ngày nay), thấy thần dân đang sụp lạy, duy có một thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng đó chính là Yến Loan. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, có ý nghĩa đứng dựa cây lan.

Đền chính thờ Nguyên Phi Ỷ Lan với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hoá nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao.

23 thg 11, 2013

Bánh nghệ xứ Phan

Bánh nghệ, tức là loại bánh có xuất xứ từ Nghệ An. Và thật là ngạc nhiên khi loại bánh này đã không còn có ở “quê hương” của mình nhưng lại là món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Phan Thiết cũng như khách du lịch mỗi lần đến tham quan phố biển.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Minh, bán bánh nghệ tại góc đường Trương Gia Mô, cho biết: “Đây là nghề của gia đình chúng tôi hơn 60 năm qua. Tôi được mẹ dạy cách làm bánh nghệ và giờ đang truyền lại cho con…”. Bánh nghệ được làm bằng bột gạo nguyên chất không gia vị và chất phụ gia. Muốn bánh trắng, dai và thơm cần phải chọn loại gạo ngon. Công đoạn làm bánh là “vất vả” nhất. Bột được nén sợi, người làm bánh cầm chiếc nia (bằng nan tre đường kính khoảng 30cm) vừa hứng từng sợi bột vừa lắc lư chiếc nia để tạo hình tròn (đường kính 4cm) cho bánh. Mỗi nia đựng khoảng 25 bánh được đưa vào nồi hấp đang sôi. Sau khoảng 20 phút là bánh chín có màu trắng đục và mùi thơm của gạo.


Nem măng đắng của người Tày trên đất Lào Cai

Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Măng đắng là món ăn rất phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường… ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa - mùa măng mọc. Măng được chế biến thành nhiều món nhưng độc đáo nhất là nem măng đắng. Đây không chỉ là món ăn dân dã của người dân tộc miền núi mà còn là món yêu thích với những ai đã một lần thưởng thức. Đến nay, nem măng đắng xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng, quán ăn và là món khách du lịch không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến với Lào Cai. 

Mùa mưa được coi là mùa măng đắng ở Tây Bắc. Ảnh: dacsanvungmien 

Bánh canh Trảng Bàng nức tiếng Tây Ninh

Không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, bánh canh Trảng Bàng còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh nắng gió.

Trảng Bàng (Tây Ninh) là địa danh đi vào lòng du khách với những đặc sản địa phương và làng nghề thủ công truyền thống như bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh. Trong đó, tô bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh, khó lòng mà trộn lẫn. 

Nước dùng của bánh canh Trảng Bàng cũng giống như nước lèo của bún mắm, nước dùng của phở. Ảnh: kyluc.vn 


Cà Ná, cung đường biển gọi

Cung đường biển gọi Cà Ná mê hoặc lòng người bởi sự hòa hợp đầy sáng tạo của thiên nhiên giữa biển cả, núi rừng và trời mây.

Cung đường Cà Ná là một đoạn của quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang 30 km về phía nam. Tên gọi đặc biệt của cung đường xuất phát từ địa danh cổ của người Chăm nơi đây. 

Núi và biển giao hòa. Ảnh: daumaytoaxe.com. 

Để thưởng ngoạn cung đường này tốt nhất là bạn nên đi xe máy từ thành phố Phan Rang. Khoảng 40 phút sau, khi cánh đồng Phước Nam rộng lớn khuất xa, những tiếng sóng đầu tiên ùa về thì đường cong tuyệt mỹ của cung đường Cà Ná đã ở ngay trước mắt bạn.