30 thg 8, 2013

Ẩm thực Hòa Bình gợi miền sơn cước

Các món ăn nơi đây còn vương vất màu sắc của dân tộc Mường rất độc đáo sẽ thỏa mãn bất cứ vị khách khó tính nào. 

Không quá xa Hà Nội, Hòa Bình là điểm đến khá thú vị với cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Mỗi địa hình tiêu biểu của Hòa Bình đều có những đại diện món ăn ấn tượng.

Vùng trung du đồi thấp Lương Sơn có thịt trâu lá lồm, vùng núi đá vôi địa hình karst trùng trùng Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong với gà nuôi thả, cho tới vùng lòng hồ mênh mông sông Đà với đa dạng các loại cá ngon và vùng núi cao Mai Châu với một phần dãy Pù Luông nổi tiếng cùng các loại rau lá rừng tạo thành món ngon.

Cá sông Đà nướng đồ

Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá nướng đồ.

Đặc sản Bạc Liêu quyến rũ hồn người

Nếu có dịp thử món ngon vật lạ Bạc Liêu, bạn sẽ bị ấn tượng, đê mê trong sự quyến rũ của ẩm thực vùng đất phương Nam.

Bạc Liêu lôi cuốn người ta bằng câu chuyện truyền kì về chàng Bạch công tử và Hắc công tử giàu có bậc nhất, ăn chơi bậc nhất và đào hoa bậc nhất. Thời gian dần qua đi, cuộc đời của chàng công tử “đốt tiền nấu trứng” càng mang thêm nhiều màu sắc và trở nên hư thực khó phân làm du khách cứ bị cuốn đi. 

Và nếu có dịp thử món ngon vật lạ xứ này, sẽ càng bị ấn tượng, sẽ càng khó quên và đê mê trong sự quyến rũ của vùng đất phương Nam. Bánh củ cải, bún bò cay, cốn xại, xá bấu… lạ lẫm với khách phương xa nhưng độc đáo và đáng thử lắm.


27 thg 8, 2013

Tản mạn Trà Cú

Trà Cú là một huyện nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh thì không phải là tỉnh giàu!), cách thành phố Trà Vinh khoảng 35 km.

Trà Cú là huyện có tỷ lệ người Khmer cao nhất tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ người Khmer cao nhất nước). Theo thống kê thì hơn 30% dân số Trà Vinh là người Khmer, và số người Khmer ở Trà Vinh chiếm tới 27,6% người Khmer cả nước. Còn tại Trà Cú tỷ lệ người Khmer trên dân số là... 60%, nghĩa là tại Trà Cú người Khmer đông hơn người Việt!


Cơm lam bản Nủa

Mỗi khi có dịp gặp nhau, các bạn đồng hành trong chuyến đi Pù Luông lại nhắc nhớ những món ăn dân dã của người Thái. Nhưng có lẽ ai cũng nhớ nhất món cơm lam bản Nủa, một món ăn thấm đượm tình cảm đồng bào.

Bữa cơm lam ở bản Nủa - Ảnh: Thủy OCG

Trên mâm cơm tối, chủ nhà nghỉ ở bản Nủa (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), một bản sinh thái nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hỏi mấy vị khách đường xa sáng mai có muốn ăn sáng bằng cơm lam không. Cả nhóm hồ hởi dặn chủ nhà bắt thêm cho con gà nướng với một con vịt nướng, hứa hẹn sớm mai sẽ có một bữa sáng đã đời.

Măng tre hầm giò, móng heo

Măng tre có nhiều loại: tre gai, tre mỡ, tre Mạnh Tông… Trong số đó, măng tre Mạnh Tông ngon khó có loại măng nào sánh bằng; nó còn gắn liền với câu chuyện đầy cảm động về lòng hiếu thảo của Mạnh Tông.

Chồi măng

Sách Nhị thập tứ hiếu của Lý Văn Phức kể chuyện thời Tam Quốc, Mạnh Tông - người ở đất Giang Hạ, mồ côi cha, chỉ còn mẹ già. Một hôm, mẹ bị bệnh, thèm ăn canh măng; nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có chồi măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông vui mừng cắt mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong, bà mẹ liền hết bịnh. Từ đấy thứ măng tre màu xám, mọc trái mùa, ăn nên thuốc, được gọi măng Mạnh Tông.


26 thg 8, 2013

Đền Ông Trần ở Long Sơn

Du khách đến Vũng Tàu còn có dịp biết đến một địa danh độc đáo ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; đó chính là khu Nhà Lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần) là một quần thể kiến trúc theo lối cổ. Đây là nơi tập trung sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Cổng vào khu đền Ông Trần. Ảnh: Mỹ An.

Khu Nhà Lớn Long Sơn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với nhiều công trình như dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn... Hiện nay, ngoài những dãy nhà bằng gỗ có niên đại hơn 100 năm tuổi, nơi đây còn có những đồ vật rất có giá trị như bộ ghế ‘bát tiên’ của vua Thành Thái cũng như tồn tại một nét văn hóa riêng gắn với phố cổ là đạo Ông Trần.


Sông Cầu xanh ngát bóng dừa

Thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên nằm giữa 2 thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và Tuy Hòa (Phú Yên). Có lẽ do nằm trong “vùng trũng” giữa đèo Cù Mông và đèo Cả, nên Sông Cầu là một trong những thị xã trẻ yên bình, trù phú và nên thơ. 

Ngoài nổi tiếng với những món hải sản tươi ngon, vùng đất này còn được xem là “thủ phủ” của xứ dừa miền Trung. Dừa ở đây đã có từ rất lâu. Lúc sinh thời, nhà thơ Quách Tấn có lần ngang qua, không nén được cảm xúc trước khung cảnh nên thơ của rừng dừa, đã viết: “Rừng dừa mé biển cong đuôi phụng/Rẫy bắp sườn non thẳng cánh cò” (Qua Phú Yên tức cảnh). Đúng vậy, khi đến Sông Cầu, đứng từ trên đỉnh dốc Găng, một con dốc cao nằm trên quốc lộ 1 nhìn xuống, toàn thị xã ẩn hiện trong một vùng rừng dừa xanh bát ngát nối từ chân núi đến tận bờ biển.


Những con đường rợp mát bóng dừa ở Sông Cầu - Ảnh: Đào Tấn Trực 

Độc đáo đặc sản Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc giữ riêng cho mình những đặc sản hiếm chẳng nơi đâu có được. Vì thế, có dịp thăm thú nơi đây, nhớ tìm và thưởng thức kẻo tiếc mãi một chuyến đi... 


Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương, rất đáng đến một lần trong đời. Không chỉ có biển mênh mông, tươi mát; hòn đảo ngọc này còn có núi đồi và rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, với nhiều thác, suối chảy ngoạn mục. Nó cũng giữ riêng cho mình những đặc sản hiếm nơi đâu có được.

Gỏi cá trích

Cá trích có rất nhiều và quanh năm ở vùng biển Phú Quốc vì thế, gỏi ở đây lúc nào cũng tươi mới và hấp dẫn.

Cá vừa từ biển được làm sạch, thái mỏng ngon mắt lắm, miếng nào miếng ấy mướt mát. Nước cốt chanh, ớt, hành tây thái thật mỏng và nhỏ được trộn đều với cá vừa sơ chế. Đi kèm món này không thể thiếu rau sống lấy từ rừng trên đảo, dừa khô nạo, bánh tráng dẻo, dai cùng nước chấm làm từ từ ớt, tỏi và đậu phộng rang pha với mắm ngon chính hiệu Phú Quốc. 

Gỏi cá trích vừa ngon vừa bổ, lại lạ vị (Ảnh: Internet) 

Ẩm thực xứ Lạng: Đậm đà sắc núi

Xứ Lạng dẫn dụ khách du lịch bằng vẻ ngoài quyến rũ và cái hồn ẩm thực đậm sắc núi, thẫm sắc tình.

Lạng Sơn là vùng xa xôi nơi phía Bắc Tổ Quốc với những ngọn núi hùng vĩ, con đèo ngoạn mục như chốn tiên cảnh. Đặc sản nơi đây theo đó mà cũng mang hơi thở của núi rừng, thật khác biệt.

Lợn sữa quay mắc mật

Lợn sữa quay thì nơi đâu cũng làm được nhưng lợn sữa quay cùng lá mắc mật và các gia vị tẩm ướp theo kiểu Lạng Sơn thì thật sự đặc biệt. Vừa ngọt thịt, giòn da, vừa thơm mùi mắc mật lạ lẫm, rồi béo ngậy của dầu quyện với mật ong, đây quả là đặc sản khó quên xứ Lạng.

Để có được món ăn hoàn hảo, lợn sữa phải kì công từ khâu chọn nguyên liệu, sao cho không quá to sẽ nhiều mỡ, ngấy, nhưng không quá bé vì thịt nhão nhoẹt. Sau các công đoạn làm lông, mổ lấy hết nội tạng thì đầu bếp bắt đầu dùng gia vị là muối, tiêu xát đều trong bụng lợn. Phần quan trọng là chọn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng được đồng bào Tày, Nùng ưa dùng trong các món ăn, cho tiếp vào bụng lợn.

Tượng Phật Tà Cú và điêu khắc gia Trương Đình Ý

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á - Thực hư về “cánh cửa tử thần” 

Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị.

Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần Lệ Xuân. 

Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng... đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi ngạt cho đến chết!