31 thg 5, 2013

Chè hột vịt

Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.

Chè hột vịt. Ảnh: Phương Kiều 

Cũng như chè đậu xanh, chè hột vịt được thực hiện khá đơn giản: Đậu xanh cà vo sạch cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi thấy đậu xanh có chất nhựa (nhừ) thì cho đường cát trắng vào. Hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì cho hột vịt vào.


Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn ( thuộc xã Duy phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới năm 1999. Di sản này có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á. 

Tháng 12 năm 1999, cùng với đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới. Hàng năm, nơi này đón hàng trăm ngàn du khách đến chiêm ngưỡng vùng đất từng là kinh đô của người Chămpa. 

Hàng trăm ngàn du khách viếng thăm Thánh địa Mỹ Sơn hàng năm 


Đi Nha Trang tắm bùn

Ngoài biển, Nha Trang còn có một nguồn tài nguyên đặc biệt nữa là bùn khoáng và nước khoáng nóng. Được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người, bùn khoáng và nước khoáng nóng từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch được du khách yêu thích.

Quy trình tắm bùn như sau: Sau khi thay quần áo tắm, khách sẽ được hướng dẫn làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng, tiếp đó là công đoạn chính tắm bùn. Nằm trong bể bùn, thoa lên mặt, lên tóc và dội lên cơ thể. Ngâm trong bùn khoảng 15 phút, khách sẽ được hướng dẫn phơi nắng để khoáng chất hấp thụ hết vào da.



Đong đầy con ruốc Gò Công

Không phải chùm khế ngọt sau hè, chính những con ruốc nhỏ thân bằng cây tăm, trắng tươi, dập dìu trên đầu con sóng, bám víu cồn bãi nước lợ gần cuối mùa gió chướng (ra giêng) đã nhen nhúm trong tôi một tình yêu quê nhà. 

Mắm ruốc làm theo cách truyền thống, ở thị xã Gò Công. 

Cách nay khoảng ba năm, một đàn anh, đồng nghiệp – đồng hương, trách móc tôi. Đại ý, ăn “mòn răng” hột cơm, chén mắm quê hương mà không chịu “nhả” chữ trả nợ. Cứ mải mê ca tụng món ngon trên trời, dưới đất xứ... người ta. Thói thường, món thân quen khác nào... cơm nguội. Cho nên, tôi đi tìm phở cũng đúng thôi.

30 thg 5, 2013

Nét đẹp xưa ở Diên Khánh

Nằm bên dòng sông Cái thơ mộng, huyện Diên Khánh, trung tâm của phủ Diên Khánh một thời giờ quanh năm mang màu xanh mát rượi của non cao nước biếc, của những cánh đồng bát ngát và những vườn cây nặng trĩu quả. 

Tọa lạc bên cạnh thành phố Nha Trang nổi tiếng, vùng đất này vẫn có những nét đẹp và những di tích có nét cuốn hút riêng. Năm 1793, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên mảnh đất khi ấy còn heo hút một tòa thành theo hình mẫu phổ biến ở phương Tây vào thời kỳ này. Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000m² với sáu cửa thành ở sáu mặt tường. Qua thời gian, hiện nay chỉ còn cửa Đông và cửa Tây còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh.

Phượt lên Hòn Bà

Hòn Bà chỉ cách thành phố Nha Trang gần 60km. Do ở độ cao hơn 1.500m nên khí hậu nơi này mát lạnh quanh năm như một Đà Lạt thứ hai. Hòn Bà cũng là nơi gần 100 năm trước, nhà bác học người Pháp Alexandre Yersin đã lập trại, trồng thực nghiệm các giống thuốc bản địa và du nhập từ nhiều nơi trên thế giới.

Đến Hòn Bà, du khách được trải nghiệm không gian ôn đới khác hẳn với thành phố biển, được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp trên con đường lên núi, được tìm hiểu hệ sinh thái phong phú với nhiều loài thực vật, động vật đặc chủng, tận mắt chứng kiến những dấu tích còn lại của nhà bác học thiên tài sống cách chúng ta gần một thế kỷ. Vì lẽ đó, với nhiều khách du lịch, một chuyến “phượt” lên Hòn Bà vào mùa hè luôn là một cuộc du ngoạn đầy ấn tượng 



Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Dĩa bông mỏ quạ xào tỏi. Ảnh: Phương Kiều 

Trong một dịp về thăm chị Ba, tôi đã được chị cho tận hưởng một bữa ngon nhớ đời. Chị rủ tôi ra vườn tìm hái những chiếc đọt và lá mỏ quạ non. Vừa hái, chị vừa chỉ những chiếc lá mỏ quạ hình trái tim màu xanh sậm và nói, đầu lá cong quặp giống chiếc mỏ con quạ nên người ta đặt tên cho nó như vậy.


Nhộng tằm xứ Quảng

Nếu có dịp về thăm những làng nghề trồng dâu nuôi tằm dọc đôi bờ sông Thu Bồn hay sông Vu Gia, thuộc các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn ở Quảng Nam, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon từ nhộng tằm. 

Nhộng xào. 

Mùa này những nương dâu dọc đôi bờ hai con sông Thu Bồn, Vu Gia xanh mướt một màu. Người dân nơi đây đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã nhiều đời nay. Ngoài sản phẩm lụa tơ tằm được nhiều người ưa chuộng thì nhộng tằm cũng là một trong những sản phẩm phụ thu được từ nghề này.


Mo So kỳ ảo

Bên trong hang động ở Mo So. Ảnh: Phương Kiều 

Từ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.

Người ta nói Mo So (ấp Ba Núi, xã Bình Yên, huyện Kiên Lương) là tên người Khmer đặt, có nghĩa là “đá trắng”. Đây cũng là ngọn núi đá vôi trong quần thể núi đá vôi vốn là đặc trưng của Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên Giang), lừng danh cả nước với chùa Hang - hòn Phụ Tử, hòn Chồng, Thạch động, hòn Đá Dựng… Dù không sánh bằng các danh lam thắng cảnh trên nhưng Mo So vẫn là một điểm đến đáng được khách du lịch ưa khám phá tìm đến. Bởi đến với Mo So, du khách sẽ thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên gần như hoang sơ, hấp dẫn còn vì kỳ ảo.


29 thg 5, 2013

Choáng ngợp ở Sapa

Nghe tin tôi đi chơi Sapa, bạn tôi hỏi đã rèn luyện thể lực từ trước chưa, chứ như bạn là phải chạy bộ trên cầu thang văn phòng cả tháng. “Gì mà ghê vậy” - tôi cười cợt. Vậy nhưng, trải qua 3 ngày ở Sapa, tôi thấm thía lời nhắc nhở của bạn, bởi những hoạt động như trekking, trèo đèo, lội suối, đều đòi hỏi thể chất dẻo dai.

Bản Cát Cát, nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Để rong chơi hết một vòng bản Cát Cát, ngắm cảnh núi non hùng vĩ và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc H’Mông thì bạn quẩn quanh trong đấy cả ngày cũng chưa hết chuyện. Bản Cát Cát nằm trong thung lũng, nhìn đâu cũng thấy núi non, mây trời, nên thăm thú bản Cát Cát nghĩa là bạn phải leo dốc bở hơi tai đấy.