3 thg 4, 2013

Nhà thờ đá cổ ở Tam Đảo

Nhà thờ đá cổ kính thu hút du khách tham quan khi đến Tam Đảo. 

Khu du lịch Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ.

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, trên độ cao 900 mét, một ngày có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nầy. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức của họ. Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp, dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng. Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”. Tuy nhiên, qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại. 


Nét xưa ở bán đảo Trà Cổ

Là bán đảo địa đầu của vùng biển Việt Nam, mảnh đất Trà Cổ hình lưỡi liềm ở tỉnh Quảng Ninh có chiều dài đến 17km. Trà Cổ có thể gọi là bán đảo, cũng có thể gọi là đảo bởi khi thủy triều lên, phần đất liền nối đảo với trung tâm thị xã Móng Cái bị chìm hẳn xuống nước.
Từ nhiều thế kỷ qua, nơi đây đã là chốn danh lam thắng cảnh thu hút khách phương xa. Với 17km đường bờ biển, Trà Cổ sở hữu một trong các bãi biển dài nhất Việt Nam.

Chạy dọc theo bờ cát trắng mịn màng và làn nước trong xanh là hàng thùy dương lao xao trong gió. Quanh bãi biển Trà Cổ có nhiều kiến trúc cổ xinh đẹp như nhà thờ, đền, đình Trà Cổ, chùa Xuân Lan…


Biển Trà Cổ

Thổ cẩm Chăm ở làng dệt Mỹ Nghiệp

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.

Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp có lịch sử lâu đời, do bà Ponưga, một nghệ nhân đã tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, truyền lại cho đồng bào Chăm ở làng Ca Klaing, bây giờ là làng Mỹ Nghiệp. Hiện nay, từ sợi chỉ đến phẩm nhuộm sử dụng làm nguyên liệu cho nghề dệt thổ cẩm đều có trên thị trường đã giúp người thợ dệt Mỹ Nghiệp bớt phần vất vả bởi các công đoạn tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm đập, nhuộm... Trước đây, để có màu đen làm nền, người dệt phải nhuộm tẩm thổ cẩm bằng lá chùm bầu, sau đó ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục. Muốn có màu đỏ thì phải đi tìm mủ cây cánh kiến ở rừng, còn màu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm... 

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). 

Độc đáo cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc

Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.

Phía trước cây nhà chùa đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa lạc trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về Thiền sư Nguyễn Na. Theo đó, Thiền sư Nguyễn Na mất ngày 06- 4 Âm lịch (không rõ năm nào). Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách. Bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ trì tại chùa Vĩnh Phúc. Về sau, do có nhiều công đức, Nguyễn Na được vua phong là Đại hòa thượng Thiền sư, pháp danh là Tâm Pháp Như Lai. Khi Thiền sư Nguyễn Na viên tịch, các đệ tử an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bên cạnh cây bồ đề. Theo thời gian, rễ cây phát triển và ôm trọn phần lăng mộ của vị Thiền sư.

2 thg 4, 2013

Chùa Bánh Xèo

Chùa Bánh Xèo tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa cổ, qua nhiều đời trụ trì, đã xuống cấp. Chính vì vậy mà thượng tọa trụ trì đương thời, Thích Thiện Chí đã tiến hành xây dựng, tôn tạo cho thêm phần uy nghi, tôn nghiêm bắt đầu từ vài năm nay. 


Chùa Bánh Xèo còn có tên gọi dân gian khác là chùa Phật Nằm. Vì, bên phải trước chánh điện có tượng Phật nằm khá lớn. Tượng này, qua thời gian xuống cấp, cũng đang được tôn tạo cho thêm phần uy nghiêm, tôn kính. Hiện nay, đến chùa, đập vào mắt khách thập phương là Đài Quan Âm tọa lạc bên trái trước chánh điện. Đài gồm tượng Phật Quan Âm và hòn non bộ phía sau lưng có dòng thác róc rách tuôn chảy suốt ngày đêm. Đài có diện tích 5,5mx7m, với số tiền xây dựng khoảng 200 triệu đồng.

Độc đáo chùa Ốc Cam Ranh

Nằm ngay trung tâm TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), chùa Ốc (tên chính thức là chùa Từ Vân) là một địa điểm thu hút du khách. 

Điểm độc đáo khiến chùa Ốc nổi tiếng gần xa là tháp Bảo Tích và 18 tầng địa ngục được làm từ vỏ sò, vỏ ốc, san hô. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ năm 1995, cao 39m, gồm 2 tầng, tầng trên thờ Phật, tầng dưới cho khách thăm viếng. Bước vào bên trong tháp, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước hoa văn độc đáo được kết thủ công từ hàng ngàn vỏ sò, ốc của tòa tháp. Công trình này đã được ghi tên vào Sách Kỷ lục Việt Nam với kỷ lục: Ngôi tháp bảo tích cao nhất.

Đi chùa Ước có “cầu được ước thấy”?

Người dân tại tỉnh Vĩnh Long ít người biết đến “chùa Ước”, nhưng du khách thập phương và nhất là các tỉnh thành ở xa như TP Hồ Chí Minh và miền Trung thì tìm đến khá đông. Vào các dịp lễ, tết và đông nhất vào tháng Giêng hàng năm, mỗi ngày chùa Ước đón hàng trăm lượt xe khách với hàng ngàn lượt người rủ nhau đến… ước mong may mắn đầu năm… 

Khách thập phương gọi ngôi chùa Quán Âm ở xã Tân Ngãi- TP Vĩnh Long, nằm cạnh cổng chào TP Vĩnh Long, gần ngã ba đường tránh TP Vĩnh Long (QL1) là chùa Ước.

Theo người dân địa phương, từ mùng 1 tết đến nay, ngày nào ngôi chùa này cũng đón hàng trăm lượt ô tô, xe khách với hàng ngàn lượt người. 


Trong khuôn viên chùa đông nghẹt người. 

Ngắm cây dã hương độc nhất trên thế giới

Thân cây to, tán cây rộng, lá xanh mướt vào cuối mùa xuân cùng với những chùm hoa thơm ngát. Đó là cây dã hương tại xã Tiên Lục – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, đây là cây dã hương ngàn tuổi duy nhất trên thế giới.

Một chiều về với Tiên Lục, để tìm đường đến đình Viễn Sơn không quá khó khăn vì trên đường đi hỏi thăm cây dã ai cũng biết, người dân nơi đây hớn hở khoe và coi cây dã hương cổ thụ này như là một niềm tự hào của Châu Á.

Cây dã cổ thụ cạnh đình Viễn Sơn

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biến hóa của động Hoa Lư

Tràng An là quần thể danh thắng thuộc cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Nơi đây bao gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện khiến nơi đây mang một vẻ đẹp kì diệu.

Non xanh, nước biếc.


1 thg 4, 2013

Đảo ngọc Bình Ba

Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo rộng và đẹp, nằm ngang cửa vịnh Cam Ranh, như một lá chắn bảo vệ cho vịnh trước mọi sóng gió, phong ba, đồng thời tạo ra hai cửa ra vào vịnh.

Đảo Bình Ba rất gần bờ, từ Bến đò Ba Ngòi ở thành phố Cam Ranh đi thuyền chưa đầy một tiếng là đã ra tới cảng cá của đảo. Trên đảo, nhà cửa xây dựng khá đẹp, kiên cố. Đường sá được trải bê tông đi lại thuận tiện. Dân cư khá đông, trên 5000 người, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản và nuôi hải sản trong lồng bè. Nước sinh hoạt hàng ngày chủ yếu từ giếng nước lợ, nước ăn uống thì hứng nước mưa chứa vào bể hoặc chở nước ngọt từ đất liền ra.

Đảo Bình Ba nằm giữa vịnh Cam Ranh.