3 thg 2, 2013

Con kênh biên phòng thời Nguyễn

Trải dài qua địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, Vĩnh Tế là con kênh đào dài nhất mang ý nghĩa và tầm nhìn chiến lược do nhà Nguyễn thực hiện từ thời mở cõi mà đến nay vẫn còn giá trị.

Tạm hoãn nhiều lần

Khởi đầu tại ngã ba tiếp giáp sông Châu Đốc thuộc xã Vĩnh Ngươn, TX.Châu Đốc (An Giang), kênh Vĩnh Tế có chiều dài gần 90 km chạy song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia qua các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) rồi nối vào sông Giang Thành, TX.Hà Tiên (Kiên Giang) và đổ ra biển.




Ngôi chùa của ân nhân chúa Nguyễn

Được xây dựng vào năm 1802, chùa Sắc tứ Tam Bảo (P. Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá, Kiên Giang) là nơi gắn liền với cuộc đời tu hành của hòa thượng Thích Trí Thiền. Đây còn là trụ sở, tòa soạn Tạp chí Tiến hóa của Hội Phật học kiêm tế vào năm 1936.

Chúa Nguyễn ở Phú Quốc

Sách Đại Nam thực lục chép rằng, tháng 7 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ nghe tin Nguyễn Phúc Ánh đang ở đảo Côn Lôn, bèn sai phò mã Trương Văn Đa đem thủy binh đến vây ba vòng. Bỗng mưa to gió lớn nổi lên, bốn bề mây mù giăng kín. Trận bão đã nhấn chìm đội thủy binh của Trương Văn Đa. Thuyền của chúa Nguyễn nhân đó vượt vòng vây, đến hòn Cổ Cốt, rồi lại trở về đảo Phú Quốc. “Ở đây quân lương thiếu thốn, binh sĩ phải hái cỏ tìm củ mà ăn. Bấy giờ có người đàn bà tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng”.


2 thg 2, 2013

Áo cưới trước cổng chùa

Chùa Phù Dung ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) gắn liền với chuyện kể về bà Dì Tự - dân gian còn đặt một cái tên khác là bà Phù Dung, đồng thời cho đó là vị sư nữ đầu tiên trụ trì chùa. Thực ra giai thoại trên là do dân gian kể theo tiểu thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp của bà Mộng Tuyết, xuất bản năm 1961. Trước đó ở Hà Tiên chưa hề có câu chuyện này.


Người đẹp trong chậu… 

Câu chuyện tóm lược như sau: Mạc Lịnh công tức Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích có một người vợ thứ tên là Dì Tự “sắc nước hương trời và văn hay chữ tốt”. Do đó Mạc Lịnh công vô cùng sủng ái khiến cho bà chánh thất Nguyễn phu nhân ghen tức, lập mưu hãm hại.

Một hôm, nhân Mạc Lịnh công bận đi duyệt binh, ở nhà, Nguyễn phu nhân đem nhốt bà thứ vào trong một cái chậu, úp lại cho ngộp mà chết. Bất thình lình, vừa lúc đó trời bỗng đổ mưa to và Mạc Lịnh công cũng vừa về đến. Thấy trời đang mưa mà sao chậu to không ngửa lên hứng nước, ông bèn truyền lệnh giở chậu ra thì phát hiện nàng Dì Tự đang thoi thóp, nhưng may mắn hãy còn cứu kịp. Tuy thoát chết, nhưng Dì Tự trở nên chán chường sự thế, bèn xin Mạc Lịnh công cho phép đi tu. Trước sự tình ngang trái đó, ngài Tổng binh không còn cách nào khác, đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho “Ái cơ” của mình tu hành. Bên am tự, ngài cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Đến khi bà qua đời, Mạc Lịnh công cho xây ngôi mộ kiên cố, cấu trúc theo hình cái chậu để tỏ lòng tưởng nhớ đến giai nhân đã vì ông mà phải chịu oan ức, khổ ải... 


Một góc Phù Dung cổ tự ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P 


Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các

Tọa lạc dưới chân núi Bình San (P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang), Phù Dung cổ tự là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất Hà Tiên. Những năm gần đây, trên các diễn đàn học thuật có nhiều tranh luận về lịch sử ngôi chùa này.


Tao đàn Chiêu Anh các 

Chuyện bắt đầu từ địa chỉ của Tao đàn Chiêu Anh các cùng đền thờ Đức Khổng tử do Mạc Thiên Tích cất năm 1736. Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, trước đây nhiều người xác quyết rằng Chiêu Anh các chỉ là danh xưng của một hội Tao đàn, ý nói là Chiêu Anh các không có nơi sinh hoạt. Nhưng muốn xác định vị trí ngôi nhà này phải dày công nghiên cứu qua thơ văn của Tao đàn và qua thư tịch, như Kiến Văn tiểu lụcPhủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh và cả Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức... 


Chùa Phù Dung ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P 


Xứ Lạng - 'thiên đường' của đặc sản

Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…


Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.

Đào Mẫu Sơn

Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này. 


Đào Mẫu Sơn. 


Lạ miệng với món ăn Đồng Tháp

Miền Tây Nam bộ mà cái nôi là vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, là giang sơn của những loài sản vật hoang dã trên rừng dưới nước như bông Sen, bông Súng, tôm, ốc, rùa, rắn.... Tìm hiểu cách ăn, cách nấu những món ăn đặc sản của người gốc miền Tây là một trong những nét văn hoá đặc sắc ở Đồng Tháp Mười

Ốc treo giàn bếp

Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác. Hiện nay nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò có phong trào mua ốc lác về nuôi bằng cách dùi những con ốc lác xuống lớp đất mỏng (còn gọi là ốc dùi), sau 3-4 tháng cho thu hoạch, giá cao gấp đôi ốc thường. Ốc lác treo giàn bếp thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước. Chuẩn bị cho một buổi tiệc, sau khi rửa sạch hết bụi bặm, ta sắp ốc vào một nắp khạp có chứa sẵn nước quậy trứng gà cho ốc uống; những con ốc nghe có nước bắt đầu cục cựa, há miệng, quơ râu uống nước.