10 thg 1, 2013

Cam quýt Lai Vung mùa tết


Quýt hồng treo bán bên đường ở Lai Vung. Ảnh: Chi Lan

Một ngày giữa tháng Chạp trước tết Nhâm Thìn, cùng mấy người bạn chúng tôi đã tìm đến xứ sở của loại quýt hồng nổi tiếng miền Tây Nam bộ. Xuất phát từ Cần Thơ, chúng tôi đến thị trấn Ô Môn rồi rẽ vào bến đò Thới An, qua phà sang bên kia sông Hậu, chạy thêm khoảng 12 cây số trên quốc lộ 54 là đến cầu Lai Vung thuộc huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.

Vừa đến gần cầu Lai Vung, khách đã có thể nhận biết mình đang bước vào xứ quýt bởi dọc hai bên đường, những chùm quýt chín đỏ đẹp mắt được treo lủng lẳng ở các quán ven đường. Cả bọn háo hức quẹo xe xuống con đường nhỏ dưới chân cầu Lai Vung chạy dọc mé sông. Chỉ độ vài trăm thước đã thấy quýt hồng chất đống trong sân mấy ngôi nhà lớn. Nhà nào cũng bày la liệt loại thùng mốp cỡ 50 ký.


Đồng Tháp, Tràm Chim: Mùa sếu bay về

Nghe tin đàn sếu đầu đỏ trở về, chúng tôi vội vã trốn cái nắng gay gắt của sự náo nhiệt phố thị, tìm đến Vườn Quốc gia Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi Mặt trời còn ngái ngủ.



Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.

Di tích cổ ở Sa Đéc

Từ TPHCM về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua khỏi cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, rẽ trái chừng 15km sẽ đến thị xã Sa Đéc. Trước năm 1975, đây là thủ phủ của một tỉnh cùng tên, sau đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1994, trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp chuyển sang Cao Lãnh.



Kiến An cung, còn gọi là chùa Ông Quách. Ảnh: Hoàng Thám

Dù chỉ là một thị xã nhỏ nằm bên bờ Sa giang nhưng có lịch sử hình thành khá lâu đời nên Sa Đéc có rất nhiều đình chùa, nhà cổ, làng nghề nổi tiếng. Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).


Ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất ở Đồng Nai

Đồng Nai có một ngôi chùa được rất nhiều người ghé thăm. Không dám chắc lắm, nhưng tôi nghĩ rằng đây là ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất của tỉnh Đồng Nai.

Ngôi chùa đó đây nè:


Ốc gạo Phú Đa, gần xa nức tiếng…



Ốc gạo xưa nay có mặt khá nhiều nơi các vùng sông nước như Tân Phong (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Bình (Bến Tre)… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

Theo các bậc lão nông tri điền, con ốc gạo đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhô lên. Khi ấy, con người đã biết khai thác, lúc đầu chỉ để ăn và đãi khách, dần dần mới đưa ra thị trường, lâu ngày tạo thành thương hiệu “Ốc gạo Phú Đa”.

Trước đây ốc nhiều vô số kể, mãi đến năm 1978, sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn/năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt, có người còn sử dụng kiểu đánh bắt “diệt cả ổ, giết cả đàn” khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần, hoặc bỏ đi nơi khác vì môi trường bị ô nhiễm.

Đuông dừa, đặc sản đồng bằng sông Cửu Long


Đuông dừa, món ăn đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long


Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Và cây dừa chính là nơi sản sinh cho đời món ăn tuyệt thú: đuông.Đuông là loại côn trùng thích ăn củ hủ dừa (đọt dừa). Bản thân đuông lại là một trong những món ăn quí nhất của dân sành ẩm thực. Hằng năm, cứ sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. 

Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai chiến" với củ hủ dừa. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" "bộ óc dừa" một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa, làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. Đến lúc này, chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa cỡ ngón tay cái, ú mập, béo tròn.