10 thg 1, 2013

Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cơn mưa ào ạt đổ xuống khi chúng tôi bắt đầu bước chân vào rừng. Mưa chợt đến chợt đi nhanh chóng để lại làn hơi nước mờ mịt trên các dãy núi thấp, con đường trơn trượt báo hiệu một hành trình gian khổ khi khám phá vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Hoàng hôn buông trên vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trên con đường ngoằn ngoèo từ ngoài vùng đệm tiến vào vùng lõi vườn quốc gia, những phụ nữ dân tộc Stiêng đang trở về nhà sau một ngày mệt nhọc làm rẫy và tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Những khuôn mặt hằn nét mệt mỏi nhưng những chiếc gùi nặng trĩu rau rừng, măng, củi...
Cư dân đầu tiên đón chào chúng tôi là một chú chim diều hâu Milvus Migran dũng mãnh, dưới chân nó là kẻ chiến bại trong cuộc đấu tranh sinh tồn của thế giới tự nhiên, một con rắn cạp nong vàng Bungarus fasciatus. Những con rắn cực độc và là mối đe dọa đối với rất nhiều loài rắn khác giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim non đang chuẩn bị bữa điểm tâm diều hâu mẹ mang về.


9 thg 1, 2013

Bụt chùa nhà thiêng không?

Bụt chùa nhà không thiêng!

Ở Bangkok, Thái lan, ngay trong lòng thành phố, có một ngôi chùa mang tên chùa Wat Pho, trong chùa có một gian phòng đồ sộ, trong đó có một tượng Phật nằm dài 45 met, cao 10 met. Đây là một điểm tham quan mà hầu như không du khách nào đến Thái lan có thể bỏ qua, nhất là theo lời của hướng dẫn viên du lịch đây là tượng Phật nằm dài nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật nằm Wat Pho. Ảnh: bangkok.com

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, và xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.
 

Vĩnh biệt Ama Kông!

Rạng sáng nay, 3/11/2012 Ama Kông - huyền thoại săn voi - đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 102.

Ama Kông không chỉ là huyền thoại săn voi, ông vua săn voi cuối cùng của thế kỷ, mà còn là huyền thoại trên nhiều chuyện nữa.

Ông là một nghệ nhân, chơi giỏi nhiều nhạc cụ. Ông đã từng được mời ra Hà Nội để biểu diễn điệu tù và săn voi gồm 3 điệu: khởi hành, bắt voi và quay về. Thời điểm đó, ông là người duy nhất trên đời còn thổi được điệu tù và ấy. Bây giờ, khi ông đã ra đi, điều ấy thất truyền.

Ông là một tay chơi bạt mạng, không kém gì công tử Bạc Liêu. Khoảng năm 1959 - 1960, ông từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn để... đánh bài! Trong 3 ngày, thua sạch một con voi!


Uống trà Chi Lê

Hôm nay Hai Ẩu đã chia tay vùng đất Hà Nam - Nam Định của Mẹ Bụ được gần 1 tháng rồi, nhưng có một chuyện này làm Hai Ẩu mắc cỡ (tức là xấu hổ, nói theo miền Bắc) lắm, giấu kỹ, giờ mới kể.


Làng quê Vụ Bản, Nam Định

Hôm ấy Mẹ Bụ và bạn đưa Hai Ẩu ghé thăm trang trại xinh xắn của gia đình bạn ấy. Trang trại đẹp lắm, hoa này, cây cảnh này, ao cá này... nói chung là rất sướng để phiêu diêu.

Hai nàng ấy chiêu đãi hai anh em Hai Ẩu món trà huỳnh mai, nghe nói là ở Chi Nê mang về. Và hình như còn giới thiệu vài thứ hoa cảnh gì đó xuất xứ từ Chi Nê.

Ốc ngọt Côn Đảo

Du khách đến tham quan Côn Đảo, ngoài việc thăm thú những di tích lịch sử, những thắng cảnh hoang sơ lãng mạn cũng không quên thưởng thức đặc sản biển ở nơi đây. 

Ngoài ốc vú nàng (nướng, luộc, trộn gỏi), trùn biển xào mướp hương, mắm hàu, mắm nhum... còn có một loại ốc ngon, rẻ tiền, ít người biết khi đến tham quan nơi đây, đó là ốc ngọt.



Ốc ngọt luộc sả
Ốc ngọt là loại ốc sống ven biển (tương tự ốc gạo nước ngọt), vỏ chắc dày có gân nhám, màu xanh xám, miệng không có mày. Ốc ngọt xuất hiện vào hai con nước trong tháng, nước dâng cao ốc di chuyển xa bãi biển, nước rút cạn ốc bám vào khe đá nơi bờ. Và, người dân nơi đây chờ con nước cạn xuống mé biển để bắt ốc. 


Hắc cấy - của hiếm vùng biển



Khô hắc cấy nướng. Ảnh Cát Lộc

Lâu lắm rồi, khoảng năm 1985, chúng tôi có dịp ra Côn Đảo (hồi đó vùng đảo này thuộc tỉnh Hậu Giang - gồm Cần Thơ và Sóc Trăng sát nhập) chứ không thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu như bây giờ). Những món hải sản như cá đuối xào lăn, nấu chua... khiến chúng tôi ăn mê mải. Ai nấy tấm tắc khen ngon, nhưng một người địa phương lại nói: “Hắc cấy mới thiệt là món ngon hảo hạng”.

Cả nhóm chúng tôi nhìn nhau ngạc nhiên, chẳng ai trong chúng tôi biết hắc cấy là con gì mà còn ngon hơn mấy món cá đuối tuyệt vời này vậy. Hỏi ra mới được một bô lão cho biết hắc cấy là cá đuối đen, bề ngang từ vi cánh này sang vi cánh nọ dài độ 2 gang tay. Hắc cấy lớn nhất cũng chỉ nặng độ 3 ký. Hắc cấy có cái đuôi dài cả sải, tròn nhỏ như sợi dây dù. Dân biển khi lưới được thường bẻ ngoặt cái đuôi xỏ ngược vào mũi cá, cột thành cái quai để xách lấy nó cho tiện.