3 thg 11, 2014

Kỳ thú Thung Nham



Nằm giữa những ngọn núi bên rìa cố đô Hoa Lư, Thung Nham mang vẻ đẹp hoang sơ, nhưng hội tụ hầu hết khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất Ninh Bình.

Cảnh sắc thơ mộng, trong lành tại khu nghỉ dưỡng cho du khách - Ảnh: H.Dương 

Đến Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) vào những ngày thu, du khách sẽ nhận ra rằng Ninh Bình đâu chỉ có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, Bái Đính... như lâu nay từng biết đến.

Xuôi ngược ghe lu

“Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương. 

Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc lu được chở về bán tại các tỉnh miền Tây 

Nó khởi nguồn từ những người đi tìm vùng đất mới để khai khẩn, lập nên các xóm làng.

Hiện ở Bình Dương, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách sản xuất thủ công truyền thống với sản phẩm nghề đặc trưng. Lò nằm ở khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Không ai nhớ rõ thời gian hình thành lò gốm này, các cụ cao niên trong làng cho rằng nó đã có trên 150 năm.

2 thg 11, 2014

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Nhà mồ - một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Mèn mén, món ăn độc đáo của người Mông

Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần.

Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian. 

Nguyên liệu duy nhất làm nên món mèn mén là bột ngô tẻ. Ảnh: Diệu Huyền. 

Đến 'Tiểu Vương cung Thánh đường' Phú Nhai

Đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, nhà thờ Phú Nhai. 

Tôi để ý tới nhà thờ Phú Nhai không phải vì "nghe đồn" đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á mà ấn tượng vì một lý do hoàn toàn cảm tính khác, đó là người ta gọi nhà thờ Phú Nhai bằng một cái tên vô cùng đẹp đẽ: Tiểu Vương cung Thánh đường. 

Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường. Nhà thờ gốc được xây dựng vào năm 1886 với phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, đến năm 1993, nhà thờ Phú Nhai được xây lại theo phong cách Gothic Pháp. 

Khám phá Đà Lạt thu nhỏ trong đường hầm đất sét

Nằm giữa khu rừng thông xanh ngắt cạnh Thiền Viện Trúc lâm, “Đường hầm đất sét” là điểm du lịch mới của Đà Lạt. Công trình điêu khắc này hấp dẫn du khách không chỉ bởi nghệ thuật tinh xảo mà còn hết sức độc đáo và khác lạ. 

Nhà thờ Con Gà bằng đất sét 

Trên một khu vực đồi núi rộng lớn, các tác phẩm điêu khắc giàu tính hiện thực được khoét tạo hình ngay vách núi. Với nguyên liệu chính là đất đỏ bazan, các tác giả đã tái hiện các giai đoạn phát triển của Đà Lạt, kể từ khi thành phố được phát hiện vào năm 1893 bởi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin cho đến sau năm 1975. Theo chủ nhân công trình, anh Trịnh Bá Dũng, dù làm bằng đất đỏ không nung, nhưng công trình “Đường hầm đất sét” hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động và biến đổi của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết.