13 thg 5, 2024

Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam

Hồ nhân tạo (tức là hồ được tạo nên để phục vụ thủy điện, công trình thủy lợi) nào lớn nhất Việt Nam?

Ở đây cần lưu ý đến khái niệm "lớn". Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì thông số quan trọng của hồ chứa là Dung tích của hồ. Hồ lớn nhất nghĩa là có dung tích lớn nhất.

Theo tiêu chuẩn đó thì lớn nhất là Hồ Hòa Bình, công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, với dung tích là 10,8 tỷ m³. Đứng thứ nhì là Hồ thủy điện Sơn La, với dung tích 9,26 tỷ m³. Hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đứng thứ ba với dung tích khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ 2,76 tỷ m³.

H1ồ thủy điện Hòa Bình.

Mứt độc lạ thu hút khách ở Sài Gòn

"100 loại mứt kẹo Việt Nam" được giới thiệu tại hội thảo ở TP HCM khiến khách tham quan thích thú, có những món ít người biết như mứt phật thủ, khổ qua, cà pháo, cà chua.


Ngày 10/5, 100 món mứt truyền thống, độc lạ được trưng bày trong khuôn khổ Hội thảo "100 loại mứt kẹo Việt Nam'' tại một khách sạn ở quận Tân Bình, thu hút nhiều người quan tâm đến tham quan.

12 thg 5, 2024

'Mắt ngọc' Long Châu hơn trăm năm ở Hải Phòng

Hải đăng Long Châu ở Hải Phòng được xây dựng năm 1894, tới nay vẫn là "mắt ngọc" chiếu sáng cho tàu thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ, được du khách tìm đến chiêm ngưỡng.


Long Châu là quần đảo gồm khoảng 30 đảo, đá và bãi ngầm, nằm cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15 km về phía đông nam. Trong đó, đảo Long Châu lớn nhất với diện tích hơn 1,2 km², được tạo thành bởi những triền núi đá tai mèo màu xám lạnh tựa như cao nguyên đá Hà Giang.

Chinh phục đỉnh Hòn Vượn

Lướt face đã thấy thích hình ảnh, đọc status của chị xong, tôi quyết định ngay điểm đến cuối tuần phải là núi Hòn Vượn. Cảm nhận về du lịch leo núi cùng niềm tự hào về sự tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế là trải nghiệm tôi có được sau chuyến du lịch tới thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà.

Các bạn trẻ sẽ tiếc nếu không thử chinh phục núi Hòn Vượn

Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.

Trứng lộn um bầu

Có một món ăn tôi biết đến đã lâu nhưng chưa có dịp thưởng thức, một phần cũng bởi vì tên gọi không quá hấp dẫn “trứng lộn um bầu”, “trứng lộn xào me” hay “gỏi trứng lộn” có vẻ không kích thích được vị giác của tôi. Vậy nhưng, đến khi biết đây là một món ăn gốc Huế, tôi không ngần ngại mà phải thử ngay.

Trứng lộn um bầu

Thân thương giọng nói Quảng Ngãi

Người dân Quảng Ngãi dù ở đâu, làm gì, cũng giữ giọng nói thân thương của quê hương mình.

Lần theo tiếng nói quê hương

Về Quảng Ngãi, nghe mọi người nói chuyện, người địa phương khác chắc hẳn sẽ không hiểu hết nghĩa của nhiều từ ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra nhiều từ địa phương trong tiếng nói của người Quảng Ngãi có quan hệ họ hàng với tiếng Việt phổ thông hoặc tiếng Việt ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định. Ví như, để trẻ con lấm bẩn, người Quảng Ngãi sẽ nói “bỏ bồ lăn bồ lóc”; trẻ con khóc nức nở sẽ nói “khóc bồ nước bồ non”. “Bồ” trong những cách nói trên chính là “vừa”. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra giữa từ “bồ” và từ “vừa” có mối quan hệ ngữ âm gần gũi. Về sự chuyển hóa giữa hai phụ âm b- và v-, chúng ta còn có “Thạch Bích” - “Đá Vách”, “cây bút” - “cây viết”... Đối với hai vần -ưa và -ô, ta có từ “mưa” - “vũ” và “vũ” - “vỗ về”. Do đó, “bồ” và “vừa” biến đổi cho nhau là hiện tượng ngữ âm hết sức tự nhiên.

11 thg 5, 2024

Duyệt Thị Đường - nhà hát trăm tuổi trên đất cố đô Huế


Nhà hát Duyệt Thị Đường tọa lạc tại Đại Nội Huế được ví như một viên ngọc kiến trúc lộng lẫy, mang đậm dấu ấn thời đại, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa đầy sắc màu của Cố đô Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian văn hóa độc đáo, tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc thời Nguyễn, đồng thời có thể thưởng thức những "bữa tiệc" âm nhạc cung đình khó quên.

Bước chân vào Duyệt Thị Đường, du khách như lạc bước vào một không gian hoài cổ, hấp dẫn và đầy bí ẩn. Được xây dựng khoảng những năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, dùng là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách thưởng thức các vở tuồng cung đình. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Duyệt Thị Đường vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành minh chứng cho sự tài hoa và tinh tế của nghệ nhân thời Nguyễn.

"Săn" đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Trước đây, người dân đi bắt vọp, ốc len... về chỉ để chế biến, cải thiện bữa ăn của gia đình. Nhiều năm trở lại đây, với hương vị thơm ngon đặc trưng, các loại: vọp, ốc len, chem chép... trở thành món đặc sản, được thương lái tìm mua.

Theo chia sẻ của người dân xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, loài vọp, ốc len, chem chép có quanh năm, chủ yếu bắt bằng tay, phải luồn sâu trong rừng ở những khu vực cho phép.

Anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ, anh làm nghề bắt vọp đã trên 15 năm, ngày nào cũng đi bắt, vào lúc nước lớn thì bắt được nhiều hơn nước ròng. Hiện, vọp có giá 80 ngàn đồng/kg, ốc len 100 ngàn đồng/kg, chem chép 80 ngàn đồng/kg và sâm đất 70 ngàn đồng/kg. Một ngày vợ chồng anh cũng kiếm được từ 7-8 kg, có khi hơn 10 kg, thu nhập vài trăm ngàn đồng.

Hành trình mưu sinh của anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm với chiếc vỏ máy và bộ đồ nghề bắt vọp, ốc len…

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Chuối ép khô tuy có cách chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, công đoạn quan trọng nhất để làm món ngon này là lựa chuối ngon mang đi ép khô, phơi nắng trên vỉ để có màu vàng đẹp, tươm mật ngọt. Sức hấp dẫn của món chuối ép khô không chỉ bởi chuối dẻo, dai vừa phải, có thể ăn trực tiếp như món quà vặt, mà các bà, các chị có tay nghề khéo léo đã biến tấu thành rất nhiều món ngon khác, như chuối ép cuộn cơm dừa, chuối chiên, nướng và làm kẹo chuối...

Chuối được ép mỏng, phơi dưới ánh nắng tự nhiên có mùi thơm ngọt dịu. (Ảnh chụp tại cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Bánh lá rau mơ món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.