1.
Sau 1975, nhà nước sáp nhập hàng loạt tỉnh lại với nhau và đặt tên tỉnh mới bằng cách ghép các từ đơn của tên tỉnh cũ lại với nhau. Có thể kể: Bình Trị Thiên (Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Tây và Hòa Bình, không biết chữ Sơn từ đâu ra, chắc Sơn Tây), Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa)...14 thg 3, 2022
Lan man tên tỉnh thành Việt Nam
Khu du lịch Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc – An Giang
Vị trí: Khu du lịch Cáp treo Núi Sam tọa lạc trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, Khóm Vĩnh Tây 3, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Giá vé: Vé 2 chiều: 90.000 đồng/người lớn và 70.000 đồng/trẻ em. Vé 1 chiều: 60.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em. Miễn vé cho trẻ em dưới 1,2m và người cao tuổi trên 70.
Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến – Cần Thơ
Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, TP Cần Thơ.
Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
13 thg 3, 2022
Đền Quán Thánh - ngôi đền thuộc cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn
Đình Tú Thị - nơi thờ Tổ nghề thêu của Việt Nam
Lên bản Mông ngắm hoa sơn tra nở trắng núi rừng
Sơn tra còn có tên gọi quen thuộc là táo mèo, đây là một loài cây đặc trưng, mang lại giá trị kinh tế cho bà con ở các tỉnh Tây Bắc. Trước đây, cây thường mọc tự nhiên ở rừng, sau được người dân đưa về trồng khắp nơi trong bản.
Cứ mỗi độ tháng 3 về, cả bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm hoa sơn tra nở khắp núi rừng. Hiện, diện tích trồng sơn tra ở Nậm Nghiệp lên đến gần 13.000 ha, cây sơn tra không chỉ giúp người dân ở đây cải thiện kinh tế mà còn giàu tiềm năng du lịch.