Các homestay nơi đây được xây dựng theo kiểu ba gian truyền thống của người dân Nam Bộ, xung quanh nhà là những vườn cây trái với không gian yên tĩnh của miền quê sông nước, sự mát mẻ không khí thoáng đãng “trên vườn cây trái, dưới ao nuôi cá” là một bức tranh hài hòa mang lại cho du khách một cảm giác thật dễ chịu, do đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
26 thg 3, 2025
Khám phá Cù lao An Bình
Cù lao An Bình bao gồm 04 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên. Trên dải Cù lao này có những điểm du lịch yêu thích của du khách mỗi khi đến Vĩnh Long, những điểm đến được yêu thích nhất là các vườn cây trái sum suê theo các mùa trong năm, mùa nào trái ấy, mỗi loại mang một hương vị riêng, nơi có ngôi Nhà Dừa độc nhất, nơi có các homestay đạt giải thưởng du lịch Asean…
Các homestay nơi đây được xây dựng theo kiểu ba gian truyền thống của người dân Nam Bộ, xung quanh nhà là những vườn cây trái với không gian yên tĩnh của miền quê sông nước, sự mát mẻ không khí thoáng đãng “trên vườn cây trái, dưới ao nuôi cá” là một bức tranh hài hòa mang lại cho du khách một cảm giác thật dễ chịu, do đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
Các homestay nơi đây được xây dựng theo kiểu ba gian truyền thống của người dân Nam Bộ, xung quanh nhà là những vườn cây trái với không gian yên tĩnh của miền quê sông nước, sự mát mẻ không khí thoáng đãng “trên vườn cây trái, dưới ao nuôi cá” là một bức tranh hài hòa mang lại cho du khách một cảm giác thật dễ chịu, do đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
Nét đẹp mùa thu hoạch lúa ở Vĩnh Long
Mùa thu hoạch lúa ở Vĩnh Long, luôn là một thời điểm đầy cảm xúc, không chỉ đối với những người nông dân mà còn đối với những ai yêu mến vẻ đẹp bình dị của quê hương nông thôn. Vào những ngày này, không gian làng quê trở nên nhộn nhịp, đầy sức sống, khi những cánh đồng lúa chín vàng óng ả trải dài như những tấm thảm mênh mông. Từ sáng sớm, những cơn gió mát lành thổi qua, mang theo hương lúa chín thoang thoảng, mùi đặc trưng của đồng quê Vĩnh Long. Tiếng chim hót líu lo và tiếng lao xao của những người nông dân cũng tạo nên một bản hòa ca vô cùng đặc sắc, phản ánh sự tươi mới của một mùa gặt hái thành công.
25 thg 3, 2025
Điêu khắc đá trong hội quán người Hoa
Khi đến Chợ Lớn, người Hoa dựng lên các công trình kiến trúc, tiêu biểu và rõ nét là các hội quán, chùa miếu, ở đó chất liệu trang trí đặc biệt chính là đá. Rất nhiều sư tử, kỳ lân, trống, rồng, cho đến bệ đỡ, vì kèo, bậc thềm, có cả hình tượng người như bát tiên, các mảng phù điêu… đều là điêu khắc đá.
Điêu khắc đá, tạo tác từ bản địa
Điểm đặc biệt và khác lạ trong chi tiết điêu khắc đá của người Hoa so với các công trình kiến trúc khác trên đất Việt, ấy là toàn bộ các cấu kiện sử dụng chất liệu đá không phải được tác tạo từ bản địa, mà được người Hoa đem đến từ chính quốc. Đến nay, đã qua đôi ba trăm năm, các nét đá ấy vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Người Hoa ở Chợ Lớn là một cộng đồng đa dạng với sự hợp thành của 5 bang hội (Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ – Khách Gia), trong từng hội quán, chùa miếu, hình tượng quen gặp là cặp sư tử đá án ngữ trước lối ra vào. Cùng là sư tử, nhưng tùy bang hội, hình tượng sư tử thể hiện khác biệt, qua đó, có thể đoán biết hội quán ấy thuộc bang hội nào trong nhóm ngũ bang. Hình tượng sư tử thể hiện đa dạng ý nghĩa, trong đó có việc trấn trạch theo tư tưởng Đạo giáo. Cặp đôi với sư tử đực – cái cũng hàm ý âm dương hòa hợp. Trống đá (thạch cổ) ra đời cuối triều Nguyên (Trung Quốc), triều đình cho đẽo trống đá, đặt trước miếu, ai đánh kêu chính là thiên tử. Tương truyền người lập nên nhà Minh là Chu Nguyên Chương đánh thì trống kêu.
Điêu khắc đá, tạo tác từ bản địa
Điểm đặc biệt và khác lạ trong chi tiết điêu khắc đá của người Hoa so với các công trình kiến trúc khác trên đất Việt, ấy là toàn bộ các cấu kiện sử dụng chất liệu đá không phải được tác tạo từ bản địa, mà được người Hoa đem đến từ chính quốc. Đến nay, đã qua đôi ba trăm năm, các nét đá ấy vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Người Hoa ở Chợ Lớn là một cộng đồng đa dạng với sự hợp thành của 5 bang hội (Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ – Khách Gia), trong từng hội quán, chùa miếu, hình tượng quen gặp là cặp sư tử đá án ngữ trước lối ra vào. Cùng là sư tử, nhưng tùy bang hội, hình tượng sư tử thể hiện khác biệt, qua đó, có thể đoán biết hội quán ấy thuộc bang hội nào trong nhóm ngũ bang. Hình tượng sư tử thể hiện đa dạng ý nghĩa, trong đó có việc trấn trạch theo tư tưởng Đạo giáo. Cặp đôi với sư tử đực – cái cũng hàm ý âm dương hòa hợp. Trống đá (thạch cổ) ra đời cuối triều Nguyên (Trung Quốc), triều đình cho đẽo trống đá, đặt trước miếu, ai đánh kêu chính là thiên tử. Tương truyền người lập nên nhà Minh là Chu Nguyên Chương đánh thì trống kêu.
Bánh chưng Vân - Đặc sản Hiệp Hòa
Thương hiệu bánh chưng Vân là đặc sản truyền thống của quê hương Hiệp Hòa là sản phẩm không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao của tỉnh Bắc Giang.Bánh chưng Vân ngoài hương vị dẻo, thơm khác với bánh chưng các vùng khác.
Bánh chưng nơi đây được gói bởi nguyên liệu được lựa chọn kỹ bằng lá chít. Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Quy trình làm bánh khá cầu kỳ.. Bánh chưng Vân có màu trắng vì gói bằng lá chít, bánh mềm dẻo, thơm mùi gạo nếp và đỗ xanh, hạt gạo còn nguyên hình... Khi ăn bánh thơm ngon, bùi ngậy. Lá gói bánh là loại lá chít do nhân dân tự trồng. Sau khi cắt bỏ phần ngọn và cuống, lá được rửa sạch bằng nước rồi đem luộc đến khi nước chớm sôi thì vớt ra để lá mềm và giữ nguyên mùi vị.
Bánh chưng nơi đây được gói bởi nguyên liệu được lựa chọn kỹ bằng lá chít. Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Quy trình làm bánh khá cầu kỳ.. Bánh chưng Vân có màu trắng vì gói bằng lá chít, bánh mềm dẻo, thơm mùi gạo nếp và đỗ xanh, hạt gạo còn nguyên hình... Khi ăn bánh thơm ngon, bùi ngậy. Lá gói bánh là loại lá chít do nhân dân tự trồng. Sau khi cắt bỏ phần ngọn và cuống, lá được rửa sạch bằng nước rồi đem luộc đến khi nước chớm sôi thì vớt ra để lá mềm và giữ nguyên mùi vị.
Bình Minh – Điểm du lịch hấp dẫn
Bình Minh, một thị xã trẻ thuộc tỉnh Vĩnh Long đang dần khẳng định vị thế của mình. Nơi đây không chỉ sở hữu vẻ đẹp bình dị của vùng quê sông nước mà còn níu chân du khách bởi những vườn cây trái trĩu quả, những làng nghề truyền thống độc đáo và những ngôi chùa Khmer cổ kính. Bình Minh nằm bên bờ sông Hậu hiền hòa, nơi những con rạch chằng chịt len lỏi giữa những vườn cây ăn trái xanh mướt. Du khách có thể ngắm ánh bình minh, hoàng hôn trên sông Hậu là một trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp, khi mặt trời từ từ nhô lên hay mặt trời dần khuất, tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân miền Tây.
Khám phá hang động núi lửa ở Đồng Nai với mô hình lưu trú độc đáo
Sau khi khảo sát hang động núi lửa ở khu vực rừng giá tỵ của Đồng Nai, nhà đầu tư đề xuất 2 mô hình du lịch, trong đó có mô hình Cave Lodge - lưu trú trong hang động độc đáo nhất thế giới mức giá 3.000 - 5.000 USD/đêm.
Liên quan đến câu chuyện các chuyên gia nước ngoài của Công ty Chua Me Đất (Oxalis, đơn vị đang khai thác hang Sơn Đoòng, hang Tú Làn ở Quảng Bình) vào khảo sát cụm hang động núi lửa ở Đồng Nai để đầu tư phát triển du lịch, ngày 9.3 đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai cho biết Công ty Oxalis đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả sau cuộc khảo sát.
Xuôi dòng Cổ Chiên tham quan môt số điểm du lịch hấp dẫn tiêu biểu ở Vĩnh Long
Vĩnh Long là một trong những tỉnh, thành được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một vị trí địa lý tuyệt vời khi nằm giữa hai dòng sông lớn được tách ra từ sông Mekong là sông Tiền và sông Hậu, nắm bắt những điều kiện thuận lợi vốn có mà Vĩnh Long đã tập trung phát triển hệ thống du lịch sinh thái miệt vườn với các điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt xuôi dòng Cổ Chiên thơ mộng và hiền hòa du khách sẽ được trải nghiệm một số điểm du lịch tiêu biểu mang theo tinh thần chất phát và giản dị của người nông dân đất Vĩnh gắn liền với nét đẹp văn hóa trong đời sống của người Nam Bộ xưa.
Cùng xuôi dòng Cổ Chiên để tìm về một số điểm du lịch thú vị trên mảnh đất Vĩnh Long này nhé!
Cùng xuôi dòng Cổ Chiên để tìm về một số điểm du lịch thú vị trên mảnh đất Vĩnh Long này nhé!
24 thg 3, 2025
Đặc sản Cua Da Yên Dũng, Bắc Giang- Món ngon không thể bỏ qua
Chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng mỗi năm, cua da được xem như đặc sản “nhất định phải thử” ở Bắc Giang. Cua da là một trong những món ngon nổi tiếng, chỉ xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, giống như một lớp da bảo vệ chúng ngoài tự nhiên, lớp này đã tạo nên tên gọi cua da và cũng có có nhiều người gọi là cua gia hay cua ra. Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá.
Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, giống như một lớp da bảo vệ chúng ngoài tự nhiên, lớp này đã tạo nên tên gọi cua da và cũng có có nhiều người gọi là cua gia hay cua ra. Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá.
Đặc sản trái cây vùng đất Vĩnh Long
Vĩnh Long, vùng đất trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những loại trái cây thơm ngon, mang đậm hương vị miền Tây. Mỗi địa phương trong tỉnh đều có những đặc sản riêng, làm say lòng du khách gần xa. Dưới đây là một số loại trái cây đặc sản của Vĩnh Long mà bạn không thể bỏ qua khi có dịp ghé thăm.
1. Xoài cát núm Vũng Liêm
1. Xoài cát núm Vũng Liêm
Xoài cát núm là đặc sản nổi tiếng của huyện Vũng Liêm. Loại xoài này có hình dáng tròn bầu, phần đuôi hơi nhọn giống như một chiếc núm nhỏ, do đó có tên gọi độc đáo. Xoài cát núm có vỏ vàng óng khi chín, thịt dày, ít xơ, vị ngọt đậm và hương thơm đặc trưng, bên cạnh đó còn có những chất như vitamin C, Magne, Kali, Photpho,… khi ăn xoài thường xuyên còn có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là nguồn bổ sung chất sắt dồi dào. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện giữa độ dẻo và vị ngọt thanh tự nhiên, tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Nhờ chất lượng thơm ngon, xoài cát núm Vũng Liêm không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Cổ kính chùa Ngọc Lộ (Thanh Hà)
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Ngọc Lộ ở xã Tân Việt (Thanh Hà, Hải Dương) vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc, mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)