10 thg 10, 2024

Chi tiết Linga vàng Bình Thuận được công nhận Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9. Là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, Linga vàng Bình Thuận được chế tác rất đặc biệt.

Vào ngày 2/10, Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và Khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nhân dân.

Loạt Bảo vật quốc gia đến từ Phật viện lớn nhất vương quốc Champa

Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng. Trong các cổ vật quý được tìm thấy tại di tích Chăm này, có ba thứ đã trở thành Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

1. Được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) được coi là bức tượng khỏa thân đẹp nhất của người Chăm từng được phát hiện. 

9 thg 10, 2024

Chuyện Ông Cù ở Miễu Ông Cù

Bình Dương có miễu Ông Cù được rất nhiều người biết đến. Từ Biên Hòa - mà cụ thể là từ nhà tui - đi tới miễu Ông Cù rất gần, chỉ hơn 10 km. Qua cầu Hóa An xong quẹo phải (DT16) theo hướng đi Tân Hạnh, Tân Ba và cứ như vậy đi riết tới chừng gặp đường Võ thị Sáu thì quẹo phải độ hơn 300 met thì thấy miễu Ông Cù bên tay trái.

Cổng tam quan Đình thần Bưng Cù

Ngay cổng tam quan của miễu Ông Cù ta đọc được tên của cơ sở tín ngưỡng này, không phải một mà nhiều tên. Tên chính thức hiện nay là đình Tân Phước Khánh hay đình thần Bưng Cù, ghi ở giữa cổng. Cổng bên trái ghi tên đầu tiên là Miễu Ông Cù có từ 6 tháng 6 năm 1940 (điều buồn cười là ghi nguồn tra cứu Theo Google Maps!!!). Cổng bên phải ghi tên Đình thần Bưng Cù - Tân Khánh Thôn theo sắc phong ngày 29 tháng 11 năm 1852 của vua Tự Đức).

Lòng Sông có kiến trúc Bồ

Êm đềm dưới tàng cây sao xanh gần cửa Phú Hoà đổ ra đầm Thị Nại, là một tu viện có kiến trúc Gothic, trầm mặc, cổ kính, uy nghiêm - như một nốt son nổi bật trên nền xanh của miên man sông nước, ruộng đồng vùng Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

Sự hài hoà trong kiến trúc xây dựng là nét đẹp nổi bật của nhà thờ Lòng Sông

Rừng trúc 'như trong phim' ở Mù Cang Chải

Rừng trúc Mồ Dề là điểm đến quen thuộc của du khách, với nhiều góc chụp ảnh "như trong phim kiếm hiệp".


Nằm ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm thị trấn khoảng 3,5 km, rừng trúc Mồ Dề là điểm tham quan được nhiều du khách chọn kết hợp khi đến Mù Cang Chải ngắm mùa vàng.

Chùa Bửu Long - nét kiến trúc theo phong cách Thái Lan

Chùa Bửu Long nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai. Được thành lập từ năm 1942, và đến năm 2007, ngôi chùa mang phong cách Thái Lan này được đầu tư xây dựng và trùng tu, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn và văn hóa Đông Nam Á.

8 thg 10, 2024

Đồi thông hồ Đồng Chương - điểm đến xanh tại Ninh Bình

Đồi thông hồ Đồng Chương nằm trong khuôn viên Trang An Golf & Resort sở hữu không gian rộng 45 ha với rừng thông trăm tuổi, hồ nước tự nhiên, đa dạng hình thức trải nghiệm, lưu trú.


Đồi thông hồ Đồng Chương cách Hà Nội gần 2 giờ lái xe, có Green Pine Camp với nhiều loại hình nghỉ dưỡng cao cấp. Du khách đến đây sẽ có cảm giác đang ở vùng cao nguyên không gian khoáng đạt, khí hậu mát mẻ và trong lành.

Nơi con cháu phương Nam tưởng niệm các vua Hùng

Ngày 10.3 âm lịch năm nay, khu tưởng niệm các vua Hùng được khánh thành tại quận 9, TP.HCM. Công trình đầu tiên của Công viên lịch sử văn hoá dân tộc đã hình thành. Một công trình được tổ chức thi thiết kế năm 2000 và bắt đầu thi công từ năm 2002 đã chính thức đi vào hoạt động. Từ nay, bà con ở TP.HCM có thêm một địa chỉ văn hoá - tâm linh để thăm viếng.

Phối cảnh toàn bộ khu tưởng niệm các vua Hùng

Nhà làm từ 4.000 cây dừa ở Vĩnh Long

Ngôi nhà của vợ chồng lão nông, được hơn 30 nghệ nhân xây dựng từ 4.000 cây dừa trong hai năm, trở thành điểm hút khách ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long.


Ngôi nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ở nằm trên cù lao An Bình tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, được xây dựng trên diện tích 8 ha.

Bánh tẻ đượm tình quê

Thuở ấu thơ, tôi thường trông đến ngày giỗ lớn trong gia đình hay ở nhà bà con họ tộc, xóm giềng, vì những bữa như thế mới được ăn bánh tẻ.

Món bánh tẻ đậm đà hương vị quê nhà.

Làm bánh tẻ rất kỳ công nên những người phụ nữ ở TX.Đức Phổ quê tôi chỉ gói bánh vào ngày giỗ lớn. Trước bữa giỗ, nhiều người tụ họp giúp gia chủ gói chả, nem và các loại bánh trái. Những phụ nữ khéo tay đảm nhận làm bánh tẻ, món ăn dân dã đậm đà hương vị từ bao đời truyền lại. Đầu tiên là lấy gạo ngâm nước. Miếng vỏ quế phơi khô cất trong tủ được lấy ra gọt một ít rồi cho vào cối giã mịn tỏa hương thơm lừng. Gọt vỏ gừng tươi rồi rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước. Gạo ngâm chừng ba tiếng đồng hồ thì đem vo sạch, xay nhuyễn thành nước bột sền sệt.