8 thg 10, 2024
Nhà làm từ 4.000 cây dừa ở Vĩnh Long
Ngôi nhà của vợ chồng lão nông, được hơn 30 nghệ nhân xây dựng từ 4.000 cây dừa trong hai năm, trở thành điểm hút khách ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long.
Bánh tẻ đượm tình quê
Thuở ấu thơ, tôi thường trông đến ngày giỗ lớn trong gia đình hay ở nhà bà con họ tộc, xóm giềng, vì những bữa như thế mới được ăn bánh tẻ.
Làm bánh tẻ rất kỳ công nên những người phụ nữ ở TX.Đức Phổ quê tôi chỉ gói bánh vào ngày giỗ lớn. Trước bữa giỗ, nhiều người tụ họp giúp gia chủ gói chả, nem và các loại bánh trái. Những phụ nữ khéo tay đảm nhận làm bánh tẻ, món ăn dân dã đậm đà hương vị từ bao đời truyền lại. Đầu tiên là lấy gạo ngâm nước. Miếng vỏ quế phơi khô cất trong tủ được lấy ra gọt một ít rồi cho vào cối giã mịn tỏa hương thơm lừng. Gọt vỏ gừng tươi rồi rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước. Gạo ngâm chừng ba tiếng đồng hồ thì đem vo sạch, xay nhuyễn thành nước bột sền sệt.
Món bánh tẻ đậm đà hương vị quê nhà.
Làm bánh tẻ rất kỳ công nên những người phụ nữ ở TX.Đức Phổ quê tôi chỉ gói bánh vào ngày giỗ lớn. Trước bữa giỗ, nhiều người tụ họp giúp gia chủ gói chả, nem và các loại bánh trái. Những phụ nữ khéo tay đảm nhận làm bánh tẻ, món ăn dân dã đậm đà hương vị từ bao đời truyền lại. Đầu tiên là lấy gạo ngâm nước. Miếng vỏ quế phơi khô cất trong tủ được lấy ra gọt một ít rồi cho vào cối giã mịn tỏa hương thơm lừng. Gọt vỏ gừng tươi rồi rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước. Gạo ngâm chừng ba tiếng đồng hồ thì đem vo sạch, xay nhuyễn thành nước bột sền sệt.
7 thg 10, 2024
Khách sạn Sheraton ở Thung lũng Mường Hoa
Chắc bạn đã từng nghe tiếng Thung lũng Mường Hoa, một địa điểm tuyệt vời ở Sa Pa rồi chớ? Để phòng xa trường hợp bạn chưa biết Mường Hoa, tui xin trích một đoạn giới thiệu ngắn sau đây trên mạng:
Thung lũng Mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Sapa. Nếu bạn từng mơ ước một ngày nào đó được hòa mình giữa những thửa ruộng bậc thang đầy lúa chín vàng ươm, hay những làn nước trong vắt chảy nhẹ nhàng trên những con suối giữa bản làng thì đây chắc chắn là điểm đến trong mơ của bạn.
Gỏi tai heo trộn cà pháo
Mỗi lần đến huyện Minh Long, chúng tôi lại có dịp thưởng thức món gỏi tai heo trộn cà pháo thơm ngon, lạ miệng.
Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Giữa buổi chiều bảng lảng mây trời phố núi, nhấm nháp món ăn dân dã có vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện với vị giòn ngọt của cà pháo, cộng với tai heo vừa giòn vừa béo, khiến nhiều thực khách thích thú.
Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Giữa buổi chiều bảng lảng mây trời phố núi, nhấm nháp món ăn dân dã có vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện với vị giòn ngọt của cà pháo, cộng với tai heo vừa giòn vừa béo, khiến nhiều thực khách thích thú.
Tôm nấu canh chua
Ẩm thực ở Quảng Ngãi đa dạng với nhiều món ăn ngon. Canh chua thường nấu với cá, nhưng ngay cả tôm nấu canh chua cũng thơm ngon, đậm đà hương vị quê nhà.
Suốt bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, khu vườn nhỏ của gia đình tôi mơn mởn màu xanh của những luống rau. Cầm chiếc rổ nhỏ ra vườn, chỉ mươi phút là mẹ tôi mang vào đủ các loại rau, nào là rau ngổ, bạc hà, lá giang, đậu bắp, búp măng tây, chuối chát non, ớt, cà chua... Tất cả nguyên liệu đủ để nấu nồi canh chua với tôm. Mẹ ra chợ gần nhà mua tôm độ chừng 0,5kg.
Suốt bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, khu vườn nhỏ của gia đình tôi mơn mởn màu xanh của những luống rau. Cầm chiếc rổ nhỏ ra vườn, chỉ mươi phút là mẹ tôi mang vào đủ các loại rau, nào là rau ngổ, bạc hà, lá giang, đậu bắp, búp măng tây, chuối chát non, ớt, cà chua... Tất cả nguyên liệu đủ để nấu nồi canh chua với tôm. Mẹ ra chợ gần nhà mua tôm độ chừng 0,5kg.
Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng
Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.
Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.
Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.
Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.
Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.
6 thg 10, 2024
Ngôi nhà gỗ mít hơn 200 tuổi ở Quảng Nam
Ngôi nhà bằng gỗ mít của gia đình cụ Đồng Viết Mão xây dựng đã hơn 200 năm. Đây là ngôi nhà cổ lớn nhất vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn nguyên gốc tại làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam).
Ngôi nhà của cụ Đồng Viết Mão (85 tuổi) là 1 trong 8 nhà cổ bằng gỗ mít được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị" còn sót lại tại làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), và là 1 trong 4 ngôi làng cổ của cả nước được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 2019.
Cụ Mão cho biết, ngôi nhà của mình do đội thợ nổi tiếng làng mộc Văn Hà (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xây dựng ròng rã suốt 4 năm, bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng. Trải qua 4 thế hệ, ngôi nhà này vẫn giữ vẹn nguyên được những giá trị và vẻ đẹp thuở ban đầu.
Ngôi nhà của cụ Đồng Viết Mão (85 tuổi) là 1 trong 8 nhà cổ bằng gỗ mít được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị" còn sót lại tại làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), và là 1 trong 4 ngôi làng cổ của cả nước được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 2019.
Cụ Mão cho biết, ngôi nhà của mình do đội thợ nổi tiếng làng mộc Văn Hà (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xây dựng ròng rã suốt 4 năm, bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng. Trải qua 4 thế hệ, ngôi nhà này vẫn giữ vẹn nguyên được những giá trị và vẻ đẹp thuở ban đầu.
Tới Hòn Cau (Côn Đảo) bảo tồn rùa biển
Hòn Cau (Côn Đảo) không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp như “thiên đường hạ giới”, mà còn trở thành điểm đến thu hút nhiều người trẻ tới tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển với trải nghiệm “có tiền cũng khó mua”.
Anh Vinh Lê (nhà sáng tạo nội dung, sống tại TPHCM) đã có 7 ngày tham gia làm tình nguyện viên bảo tồn rùa biển tại Hòn Cau (thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là chương trình do Công viên Quốc gia Côn Đảo và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) phối hợp tổ chức hàng năm.
Anh Vinh Lê (nhà sáng tạo nội dung, sống tại TPHCM) đã có 7 ngày tham gia làm tình nguyện viên bảo tồn rùa biển tại Hòn Cau (thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là chương trình do Công viên Quốc gia Côn Đảo và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) phối hợp tổ chức hàng năm.
Bà Lê Thị Điền - Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để lại cho hậu thế tấm gương sáng ngời về tài hoa, đức độ và lòng yêu nước. Khi nhắc đến ông, không thể nào quên người phụ nữ tào khang luôn kề cận, đồng hành bên ông - bà Lê Thị Điền - một người con của đất Long An.
Miễu Ông Bần Quỳ - nơi thờ tấm gương trung liệt Xá Sai Ty Mai Công Hương
Miễu Ông Bần Quỳ, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An nằm giữa nơi giao nhau của 2 nhánh sông Vàm Cỏ. Năm Ất Dậu (1705), khi bị giặc bao vây, chính khúc sông này, Xá Sai Ty Mai Công Hương lệnh cho đục thuyền rồi tuẫn tiết. Tương truyền những cây bần ở khu vực này đều quỳ xuống như cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)