27 thg 9, 2024

Cá trắm nướng, đặc sản đồng quê Thái Bình

Những con cá trắm nặng từ 3 - 4kg được nướng trong nhiều giờ đồng hồ với cách thức chế biến hết sức cầu kỳ đã làm nên thương hiệu của cá nướng Thái Xuyên, đặc sản đồng quê ở xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với hương vị thơm ngon không cưỡng nổi.

Những con cá trắm nặng từ 3 - 4kg được nướng trong nhiều giờ đồng hồ với cách thức chế biến hết sức cầu kỳ đã làm nên thương hiệu của cá nướng Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với vị ngon không cưỡng nổi.

Thái Xuyên là một vùng quê chiêm trũng ở tỉnh Thái Bình, lại có rất nhiều ao hồ nên người dân nuôi cá rất nhiều. Không rõ món cá nướng có từ bao giờ, chỉ biết các cụ truyền nghề cho nhau đã từ nhiều đời nay và hầu hết hộ dân ở Thái Xuyên đều biết làm.

Đến Đồng Nai, trải nghiệm cắm trại bên hồ Gia Ui

Nằm tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hồ Gia Ui là điểm cắm trại, ngắm cảnh được nhiều du khách tìm đến trong thời gian gần đây.

Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 100 km và cách TPHCM khoảng 130 km, hồ Gia Ui là điểm đến khá thuận tiện để du khách đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn

Bức tranh mùa lúa chín tại ‘võng lúa’ Sáng Nhù

Võng lúa” Sáng Nhù ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang ngả màu vàng óng, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, tuy nhiên chưa có nhiều du khách tìm đến khám phá.

Chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị, anh Vàng A Thào, đến từ Mù Cang Chải, cho biết ruộng bậc thang ở đây hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa lũ. Những ngày qua, các thửa ruộng đã chín vàng, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Ảnh: Vàng A Thào 

Mùa măng núi Cấm

Những cơn mưa về tắm mát núi rừng, kéo theo sự thức giấc của đặc sản chốn non cao. Trong nhiều loại đặc sản ấy, mùa măng Mạnh Tông trở thành một phần không thể thiếu của ngọn Thiên Cấm Sơn hùng vĩ, vừa giúp cải thiện đời sống người dân, vừa là món ăn được du khách yêu thích.

Những ngày này, ông Lê Quang Vinh (ấp Thiên Tuế, xã An Hảo. TX. Tịnh Biên) tất bật với công việc thu hoạch măng. Ông Vinh cho biết, đầu tháng 4 (âm lịch), đất trời lất phất cơn mưa đầu mùa cũng là lúc những mụt măng đầu tiên trồi lên mặt đất. “Dường như măng ấp ủ sức sống từ lâu, nghe hơi mưa xuống là chui qua lớp đất núi để góp mặt với đời.

26 thg 9, 2024

Săn con động vật kỳ lạ nhất hành tinh trong một khu rừng ở Cà Mau ly kỳ, hồi hộp, lôi cuốn

Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 sinh vật kỳ lạ nhất hành tinh bởi có hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bơi dưới nước vừa biết kiếm ăn, đào hang trên cạn lại vừa có thể leo cây. Loài cá này ở Cà Mau sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, rừng đước, thịt cá săn chắc...

Loài cá này sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, thịt cá săn chắc, dai ngon, được chế biến thành nhiều món.

Cá thòi lòi rất tinh ranh, nhanh nhẹn trong việc lẩn trốn. Ðể khai thác, người dân vùng bãi bồi đã sáng tạo nhiều cách bắt độc đáo.

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm.

Về Nam Định ngắm vẻ uy nghi của nhà thờ Kiên Lao

Cách thành phố Nam Định khoảng 30 km, nhà thờ Kiên Lao ở huyện Xuân Trường là một trong những nhà thờ đẹp, có kiến trúc uy nghi mà du khách có thể dành thời gian ghé thăm.

Theo Trang thông tin Nhà thờ Công giáo Việt Nam (www.nhathoconggiaovietnam.com), nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 16. Ảnh: Nguyễn Thế Dương

Giày thêu tiền triệu của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên

Từ nguyên liệu đơn sơ, đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đã tạo nên những đôi giày thêu độc đáo giá hàng triệu đồng.

Những đôi giày thêu thành phẩm có giá khoảng 2 triệu đồng - sản phẩm của phụ nữ dân tộc Xạ Phang. Ảnh: Quang Đạt

Trong văn hóa của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên, đôi giày không chỉ là vật dụng để đi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, là biểu tượng của sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ.

Chị Ngải Lừ Seo - người dân xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, cho biết: “Đôi giày truyền thống của người Xạ Phang từ xưa đã được xem như một biểu tượng của sự khéo léo, chăm chỉ và kiên trì của người phụ nữ. Các bé gái từ nhỏ đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân”.

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi...

Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình

Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát chát của búa và mùi sơn mài đặc trưng.

25 thg 9, 2024

Sa Pa - bản giao hưởng của thiên nhiên và văn hoá miền Tây Bắc


Nhiều du khách quốc tế thường ví Sa Pa (Lào Cai) như một bản giao hưởng quyến rũ về thiên nhiên và văn hoá vùng cao Tây Bắc. Bởi ở đó vừa có sự khoáng đạt, thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên, lại vừa có cả những sắc màu rực rỡ về đời sống, văn hóa các dân tộc thiểu số như Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó.. tạo nên sức quyến rũ đặc biệt riêng có của thị xã du lịch nổi tiếng thế giới này.

Thăm đình làng Cổ Lão, nơi lưu giữ văn hóa làng xã Huế xưa

Làng Cổ Lão cũng như đình làng thuộc phường Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, được lập dưới thời các chúa Nguyễn.

Tuy chưa có nguồn tư liệu khẳng định sự ra đời của đình làng Cổ Lão vào thời điểm nào, nhưng qua khảo sát thực tế tại di tích và lời truyền khẩu của các vị cao niên trong làng, thì có thể đoán đình làng Cổ Lão được hình thành sau khi làng Cổ Lão ra đời một thời gian. 

Đình gồm ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, trên các bờ nóc, bờ dải, bờ tè… trang trí hình tượng Long, Lân, Quy, Phụng… Ảnh: Hoàng Lê