20 thg 9, 2024

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).

Bình yên buổi sáng ở biển Hải Lĩnh.

5 giờ sáng chị Trần Nga, người Hà Nội, dậy ra chợ biển Hải Lĩnh chờ tàu cá về để mua hải sản. Tầm này năm ngoái, chị cũng đến đây, đi chợ sớm mua được mẻ ghẹ tươi xanh, rồi nhờ chủ nhà hấp lên, ai cũng khen ngon. Hôm nay, cũng lại mượn xe máy của chủ nhà, chị đến chợ, mua mớ mực tươi còn đang nhấp nháy.

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.

Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.

19 thg 9, 2024

Những bí ẩn về mắt cửa Hội An

Nhiều du khách đến với Hội An ngoài sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp kiều diễm của khu phố cổ có tuổi đời hơn 400 năm thì họ cũng tò mò về một chi tiết kiến trúc lạ có phần bí ẩn trên các ngôi nhà cổ, đó chính là các “mắt cửa”. Đã có nhiều sự lí giải về hiện tượng lạ này, trong đó có ý kiến cho rằng đó là biểu hiện của tín ngưỡng thờ “môn thần” (thần cửa) theo tục lệ cổ xưa.

Vẻ đẹp xưa cũ của phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ gắn liền với tục thờ mắt cửa đầy bí ẩn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cầu nối trăm nghề ở Phường Bách Nghệ

Với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm các làng nghệ Việt, phường Bách Nghệ do anh Ngô Quý Đức mở từ tháng 6/2024 đến nay tại Hà Nội đã tổ chức trưng bày theo nhiều chuyên đề cho nhiều người tới tham quan và trải nghiệm để hiểu thêm giá trị văn hóa ẩn sâu trong các sản phẩm của làng nghề Việt.

Từ tháng 6/2024 đến nay, phường Bách Nghệ đã tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề liên quan đến nghề truyền thống.

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.

Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được công nhận là một xã thuộc tổng Yên Định. Sau năm 1945, Vân Cổn thuộc xã An Nông.

Trên mảnh đất huyền thoại, tâm linh

Vùng đất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 40 km được thiên nhiên ưu đãi cho thế núi, hình sông, đồng bãi cùng hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh, bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống... Đánh thức tiềm năng, lợi thế ấy thành các giá trị, động lực phát triển du lịch luôn là một trong những nhiệm vụ được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Nga Sơn qua các thời kỳ quan tâm, chú trọng.

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống, văn nghệ - thể thao quần chúng đặc sắc.

18 thg 9, 2024

Cúc Phương - Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

World Travel Awards (Giải thưởng du lịch thế giới) lần thứ 31 đã vinh danh Vườn quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á. Đây là lần thứ 6 Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh danh ở giải thưởng này.

Ngày 6.9, thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, World Travel Awards (WTA) vừa tổ chức công bố giải tại Manila (Philippines), vinh danh Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024. Đây là lần thứ 6 Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải này, sau 5 lần được vinh danh, từ các năm 2019 - 2023.

Ông Nguyễn Văn Chính (thứ 2 từ phải qua trái), Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương, nhận giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Ở Bình Định có một tuyến đường nổi tiếng trên mạng xã hội vì đi xuyên qua đồi cát lớn và nằm kế bên ngọn đồi quạt gió.

Làng chài cổ Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn nhờ có tuyến đường tránh vừa xây dựng.

Làng chài Nhơn Lý nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng thu hút khách du lịch nhờ những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của làng biển với mái thấp, hàng rào đá và bờ cát đẹp. ẢNH: THANH QUÂN

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.

Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).

Đền thờ Lê Phụng Hiểu gắn liền với cuộc đời và công trạng của võ tướng Lê Phụng Hiểu - một nhân vật lịch sử đặc biệt, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái, nay là làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa). Ông phụng sự hai triều vua nhà Lý là Lý Thái Tổ (1009-1028) và Lý Thái Tông (1029-1054).

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa kéo dài vài ngày, nước lũ từ đầu nguồn chảy tràn khắp và lấp đầy cánh đồng, làm cho nơi đây trở nên sôi động. Lúc đó, nhiều loại cá bơi ngược dòng hoặc đẻ trứng, sau đó trứng nở thành cá con, được gọi là cá rầm.

Theo lời kể của các lão nông, cá rầm là tên gọi chung chỉ những con cá nhỏ chỉ bằng đầu mút đũa, bơi theo bầy đàn và thường xuất hiện vào cuối mùa lụt. Do bơi thành từng đàn, người dân quen gọi chúng là cá rầm. 

Cá rầm mùa lụt. Ảnh: Tiên Sa