7 thg 9, 2024
Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk
Người Cơ Tu ở phố
May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
6 thg 9, 2024
Độc đáo kiến trúc mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nằm ẩn mình giữa không gian yên bình, xanh mát, trong lành trên núi Phương Nhi (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), với kiến trúc mang biểu tượng chiếc bút, trang giấy hướng lên trời cao và bài thơ “Tự trào” nổi tiếng khắc trên tấm bia, mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là nơi tưởng nhớ ông - một nhà thơ lớn, một nhân cách lớn, mà còn là điểm đến cho du khách và người hâm mộ văn chương có cơ hội trải nghiệm không khí thanh bình, hòa mình vào không gian tưởng niệm văn hóa độc đáo.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh năm 1835 tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đất Ý Yên - Nam Định là nơi ông sinh ra và gắn liền tuổi thơ tại nhà ông ngoại, Ý Yên cũng là nơi có những người thầy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Nguyễn Khuyến.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh năm 1835 tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đất Ý Yên - Nam Định là nơi ông sinh ra và gắn liền tuổi thơ tại nhà ông ngoại, Ý Yên cũng là nơi có những người thầy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Nguyễn Khuyến.
Chuyện lạ trong ngôi nhà gỗ hơn 100 tuổi ở Hà Nam
Đôi rồng đá nạm ngọc và chiếc lư hương bị đánh cắp nhiều năm. Trước khi lâm chung, người sở hữu 2 cổ vật này dặn con cháu mang trả cho gia đình cụ Nguyễn Khuyến.
Ngôi nhà gỗ của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991. Hiện, con cháu cụ Nguyễn Khuyến vẫn sinh sống, thờ cúng tổ tiên tại đây.
Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà.
Ngôi nhà gỗ của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991. Hiện, con cháu cụ Nguyễn Khuyến vẫn sinh sống, thờ cúng tổ tiên tại đây.
Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà.
Thăm Từ đường Nguyễn Khuyến
Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Khu Từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Khu Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến
Năm 1991, khu Từ đường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 15 km về phía đông nam, khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, Hà Nam.
Từ đường Nguyễn Khuyến là nơi thờ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của ông.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 15 km về phía đông nam, khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, Hà Nam.
Từ đường Nguyễn Khuyến là nơi thờ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của ông.
5 thg 9, 2024
Thành phố Phủ Lý đẹp nao lòng trong sắc tím bằng lăng
Tháng 5 về, khắp đường phố của Phủ Lý khoác lên mình vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn bởi sắc tím bằng lăng. Tại những tuyến phố, vẻ đẹp của bằng lăng nổi bật thu hút nhiều người thích thú check in.
Nếu như tháng 3 là mùa của hoa gạo với hoài niệm về tuổi thơ, tháng 4 là mùa hoa loa kèn thuần khiết, tinh tế....thì với tháng 5 về, với sắc tím bằng lăng là mùa của ký ức thơ mộng, lãng mạn và trong trẻo của kỷ niệm tuổi học trò.
Những ngày đầu hạ, trên những tuyến phố ở Phủ Lý, hàng bằng lăng nở rộ phủ kín cả con đường. Đường phố như được khoác lên mình tấm áo mới, ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua những cánh hoa bằng lăng, làm cho chúng trở nên rực rỡ, đầy sức sống hơn.
Nếu như tháng 3 là mùa của hoa gạo với hoài niệm về tuổi thơ, tháng 4 là mùa hoa loa kèn thuần khiết, tinh tế....thì với tháng 5 về, với sắc tím bằng lăng là mùa của ký ức thơ mộng, lãng mạn và trong trẻo của kỷ niệm tuổi học trò.
Những ngày đầu hạ, trên những tuyến phố ở Phủ Lý, hàng bằng lăng nở rộ phủ kín cả con đường. Đường phố như được khoác lên mình tấm áo mới, ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua những cánh hoa bằng lăng, làm cho chúng trở nên rực rỡ, đầy sức sống hơn.
Trải nghiệm khó quên ở vùng cao A Lưới
Đi rồi vẫn muốn quay trở lại, bởi A Lưới còn nhiều điều để khám phá. Con người và mảnh đất phía tây Huế này vẫn là chân trời rộng mở, hào hiệp chào đón khách thập phương.
Từ Thanh Hóa, theo bạn đến chơi rồi “kết” luôn A Lưới, chị Hoàng Thị Hương đã trở lại vùng đất phía tây Huế lần thứ hai mùa hè này. Lần trước học cách làm bánh a quát và bắt cá suối thì nay chị chọn một homestay ở Hồng Kim ở lại khám phá văn hóa đời sống bản địa. Theo chân các chị trong hợp tác xã du lịch cộng đồng đi hái lá, trải nghiệm gội đầu bằng thảo dược ở suối A Nôr, xã Hồng Kim, chị vừa hồi hộp vừa thích thú. “Mình biết được thảo dược và cách sử dụng chúng trong bài thuốc làm đẹp tóc theo truyền thống của đồng bào Pa Cô. Giá mỗi lượt gội 40 ngàn đồng cho một trải nghiệm khá là rẻ”, chị Hương nói.
Tìm hái rau rừng dưới sự hướng dẫn của đồng bào trong rừng nguyên sinh A Roàng
Từ Thanh Hóa, theo bạn đến chơi rồi “kết” luôn A Lưới, chị Hoàng Thị Hương đã trở lại vùng đất phía tây Huế lần thứ hai mùa hè này. Lần trước học cách làm bánh a quát và bắt cá suối thì nay chị chọn một homestay ở Hồng Kim ở lại khám phá văn hóa đời sống bản địa. Theo chân các chị trong hợp tác xã du lịch cộng đồng đi hái lá, trải nghiệm gội đầu bằng thảo dược ở suối A Nôr, xã Hồng Kim, chị vừa hồi hộp vừa thích thú. “Mình biết được thảo dược và cách sử dụng chúng trong bài thuốc làm đẹp tóc theo truyền thống của đồng bào Pa Cô. Giá mỗi lượt gội 40 ngàn đồng cho một trải nghiệm khá là rẻ”, chị Hương nói.
Quảng Bình - đất và người
Tỉnh Quảng Bình là địa phương có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của đồng bào DTTS sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vỹ. Nơi đây đang được kỳ vọng là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động Phong Nha được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước do quá trình phong hóa xảy ra trong lòng núi đá vôi, được đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đánh giá là kỳ quan tiêu biểu về giá trị thẩm mỹ, địa chất của thế giới tự nhiên. Theo các nhà thám hiểm, động Phong Nha đạt 7 tiêu chí: có sông ngầm đẹp nhất; có cửa hang cao và rộng; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp; có hồ nước ngầm đẹp; có hang khô rộng và đẹp; có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ; là hang nước dài nhất
Điểm đến Hương Bình
Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Đi kiểm tra công đoạn thi công lu nền đường, chuẩn bị đổ bê tông tuyến đường vào điểm du lịch lòng hồ thủy điện Hương Điền ở địa bàn Hương Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Bình Trần Viết Tuấn, chia sẻ: Tuyến đường được thi công với lòng đường bê tông rộng gần 6m, mỗi bên lề 1,5 m; chiều dài tuyến khoảng 2km nối từ Tỉnh lộ 16 vào đến khu vực lòng hồ. Công trình bao gồm có bãi đỗ xe lớn và bến thuyền phục vụ du khách. Tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Tuyến đường này được thị xã đầu tư dẫn vào lòng hồ thủy điện và điểm di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp địa phương phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch lịch sử cách mạng...
Du khách đến với di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên
Đi kiểm tra công đoạn thi công lu nền đường, chuẩn bị đổ bê tông tuyến đường vào điểm du lịch lòng hồ thủy điện Hương Điền ở địa bàn Hương Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Bình Trần Viết Tuấn, chia sẻ: Tuyến đường được thi công với lòng đường bê tông rộng gần 6m, mỗi bên lề 1,5 m; chiều dài tuyến khoảng 2km nối từ Tỉnh lộ 16 vào đến khu vực lòng hồ. Công trình bao gồm có bãi đỗ xe lớn và bến thuyền phục vụ du khách. Tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Tuyến đường này được thị xã đầu tư dẫn vào lòng hồ thủy điện và điểm di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp địa phương phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch lịch sử cách mạng...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)