26 thg 6, 2024

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Mưa xuống, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn... Nhớ hoài những cơn mưa đầu mùa ngày trước, tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó: nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước, cũng không quên kiếm cái gì đó cho bữa trưa, cho mâm cơm buổi chiều.

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ... Tụi nhỏ chúng tôi nhảy ùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi, vừa giăng lưới bắt cá chốt cho bữa ăn gia đình.

Mưa đầu mùa cũng là thời điểm cá chốt đầy trứng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.

Dựa vào các bước trong khâu chế biến bánh mà người dân đặt tên cho loại bánh này. Gọi là bánh dứa vì lấy nước lá dứa xay, pha chung với bột nếp để có miếng bánh thơm ngon; còn với tên gọi bánh rây, vì người làm sẽ dùng một cái rổ tre hoặc rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo nóng.

Nguyên liệu để làm bánh khá đơn giản, gồm có bột nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường. Khâu pha bột với nước lá dứa có vai trò quyết định đến sự thành công của loại bánh này. Rây bột thật nhanh tay, mỏng, tròn đều trong lòng chảo nóng, đậy nắp lại trong vòng 2 phút, bánh kết dính lại, có độ mềm dẻo, phất mùi thơm lá dứa thì mới thành công. Khi bánh chín sẽ chuyển sang màu xanh của lá dứa, thêm nhân dừa, đậu phộng rang, rồi xếp chiếc bánh theo ý thích. Các thao tác phải thuần thục và nhanh chóng.

25 thg 6, 2024

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Gia đình vốn là người Hoa nên bà Phú Xí Cúc được mẹ truyền dạy cho nghề làm tương hột. Bà cùng chồng là ông Trần Việt Phương nấu tương hột bán cho khắp các điểm chợ trong huyện, lò tương mang tên hai vợ chồng được mở ra từ năm 1986.

Ðầm Thị Tường - Nơi trải nghiệm độc đáo

Nằm cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 40 km, cách thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) khoảng 15 km, đầm Thị Tường, nằm giữa 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân (phần thuộc huyện Cái Nước có diện tích 0,86 ha, không có dân sinh sống). Ðầm Thị Tường có diện tích 700 ha mặt nước, gồm đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài.

Ðầm Thị Tường là một trong những địa điểm trải nghiệm độc đáo và thú vị tại Cà Mau. Chỉ cần một ngày trên đầm, tin rằng bạn sẽ có thể khám phá trọn vẹn nhịp sống bình dị và cảnh sắc nên thơ, trữ tình tại đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải phóng mặt bằng, bảo vệ hệ sinh thái nhằm tạo sức hút mời gọi các nhà đầu tư để đưa đầm Thị Tường trở thành khu tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp thể thao nước và tìm hiểu đời sống, văn hoá vùng sông nước, tạo điều kiện cho người dân cùng làm du lịch, hưởng lợi từ du lịch.

Ðầm Thị Tường nhìn từ trên cao.

Bãi Kem - bãi tắm đẹp bậc nhất mùa hè Phú Quốc

Phú Quốc thường đón gió tây và đôi khi có mưa vào hè, song Bãi Kem ở bờ đông lại bước vào mùa đẹp nhất năm với nắng vàng, nước xanh, sóng lặng.


Bãi Kem dài khoảng 3,5 km, nằm trong vịnh kín ở bờ đông nam đảo Phú Quốc. Vì thế nơi đây được mệnh danh là bãi biển đẹp quanh năm, ngay cả khi Phú Quốc bước vào mùa hè có mưa nhiều và các bãi tắm ở bờ tây thường sóng lớn.

Theo người dân địa phương, nên đến Bãi Kem từ tháng 6 đến tháng 9 bởi lúc này hoàn toàn lặng gió, giúp nước xanh như ngọc và trời nắng dịu. Đặc biệt, bãi còn là điểm đến lý tưởng cho gia đình có trẻ nhỏ vì độ dốc thoải, nước nông.

Cắm trại, ngắm biển mây trên đồi Vô Ưu

Ngọc Minh và gia đình dành hai ngày cắm trại ở ngọn đồi cách TP Bảo Lộc 20 km, ngắm biển mây, sao trời và tận hưởng không khí trong lành.


Đồi Vô Ưu thuộc xã Đại Lào, nằm trên đèo Bảo Lộc, là điểm đến được nhiều người tìm tới hai năm gần đây. Ngọn đồi được ví thiên đường mây của xứ B'lao. Từ đỉnh, du khách có thể nhìn ngắm những ngọn đồi nhấp nhô như những chiếc bát úp ngược bên dưới. Xa xa bên kia đồi là thành phố Bảo Lộc và núi Đại Bình.

Chữa lành ở Nam Ban

Nam Ban khí hậu mát mẻ với những nông trại cây trái, xưởng dâu tằm, là nơi du khách đến để tìm sự yên bình trong tâm hồn.

Huỳnh Thị Kiên (Xu Kiên), 30 tuổi, blogger du lịch, vừa có chuyến đi tới Nam Ban, một địa danh tại Lâm Đồng. Chị chia sẻ những cảm xúc trong hành trình "chữa lành" tại đây với độc giả VnExpress.

Nam Ban là thị trấn nhỏ, diện tích khoảng 20 km², thuộc huyện Lâm Hà. Nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với vùng bình nguyên, Nam Ban có độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 m so với mực nước biển. Bên cạnh người dân tộc Kinh di cư từ Hà Nội và các tỉnh miền Tây, nơi đây còn có dân tộc thiểu số như Cơ Ho, Mạ, Tày, Thái. Những năm gần đây, Nam Ban trở thành điểm du lịch "chữa lành" được nhiều du khách yêu thích.

Không gian yên bình tại Nam Ban.

24 thg 6, 2024

Đảo Yến hoang sơ trên vịnh Nha Trang

Dịp hè, nhiều du khách đến hòn Nội, còn gọi là đảo Yến để tận hưởng bãi tắm đẹp, cảnh biển hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa lịch sử.


Hòn Nội, còn gọi là đảo Yến, là một trong những hòn đảo đẹp, nổi tiếng ở vịnh Nha Trang với nét hoang sơ, hùng vĩ.

Theo sử sách, năm 1328, đề đốc Thủy quân Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) phát hiện ra các hòn đảo có yến làm tổ ở vùng biển Bình Khang. Sau đó, ông được suy tôn là thủy tổ nghề yến sào Việt Nam.


Để đến đảo, du khách phải đi tàu gỗ, hoặc cano từ cảng cá dân sinh tại Nha Trang, quãng đường 30 km. Giá vé tàu từ 490.000-790.000 đồng mỗi người.


Đoạn đường vào đảo phải đi qua những mỏm đá cheo leo, một bên là biển xanh, gió mát. Một số đoạn đường được đơn vị du lịch bố trí các cầu để du khách dễ dàng di chuyển.


Nhà vọng cảnh trên đảo nằm ở đỉnh Hạ Du, cao 90 m. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh biển đảo.


Tượng Đô đốc Thủy quân Tây Sơn - Lê Thị Huyền Trâm được dựng tại Hòn Nội. Theo tài liệu lịch sử, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo Yến (hòn Nội). Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu cho nhà Tây Sơn.

Năm 1788, bà được phong chỉ huy liên quân thủy bộ trấn thủ một số vùng biển trọng yếu. Ngày 10/5/1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã hy sinh. Người dân suy tôn bà Lê Thị Huyền Trâm là Đảo yến chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.


Ngày 10/5 âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh Mẫu và tướng sĩ Tây Sơn hy sinh tại Đền thờ Tổ nghề Yến sào. Du khách khi đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề yến sào.

Trên đảo, một số điểm tập trung những mỏm đá lớn, xung quanh nhiều hải âu bay lượn, thu hút khách chụp ảnh.

Ông Thế Quang, đến từ Hà Nội, biết hòn Nội qua các kênh du lịch nên dành thời gian ra đảo tham quan. Sống ở thành phố lớn, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ồn ào, nên ra đảo nghỉ dưỡng là "một trải nghiệm thú vị", ông Quang nói.

Một góc bãi biển trong xanh trên đảo. Cách hòn Nội chừng 2 km là hòn Ngoại (góc phải), nhân viên tại đảo cho biết nơi đây từng tập trung nhiều loài chim.

Bùi Toàn

Bốn món ăn lạ miệng ở Quy Nhơn

Gỏi ốc giấy, cá cơm mờm khô rim hay cá chình mun, bò chua Tây Sơn là những món đặc sản lạ miệng, du khách nên thử khi đến Quy Nhơn.

Thành phố biển Quy Nhơn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Với những ai yêu thích khám phá hương vị mới lạ, Quy Nhơn là điểm đến lý tưởng. Dưới đây là những món ăn du khách không nên bỏ qua khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp này.

Gỏi ốc giấy

Gỏi ốc giấy là một trong những món ăn đặc trưng của Quy Nhơn, mang hương vị thanh mát. Ốc giấy còn gọi là ốc giấm - một loại ốc có vỏ mỏng, dày và ngọt thịt.

Gỏi ốc giấy thanh mát của người Quy Nhơn. Ảnh: Hải sản Đại Dương Xanh

Những món ăn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm du lịch hè, với lễ hội pháo hoa quốc tế, những bãi biển đẹp, đa dạng hoạt động giải trí và nhiều món ngon.


Các món ăn và quán ăn dưới đây được lựa chọn dựa trên trải nghiệm của phóng viên VnExpress và được Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cùng các thành viên trên Diễn đàn Du lịch Đà Nẵng với hơn 600.000 người gợi ý.