26 thg 2, 2024

Ngắm đàn thú ở Thảo Cầm Viên 160 tuổi giữa lòng thành phố

Tháng 3 tới đây, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ tròn 160 tuổi, đây là một trong 10 sở thú lâu đời nhất thế giới. Phóng viên ghi nhận hình ảnh cuộc sống đàn thú những ngày cuối tháng 2 tại đây.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.3.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, nhưng người dân TP.HCM vẫn quen gọi nơi đây là sở thú.

Năm 1956, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chính thức mang tên như ngày nay và hiện là một trong những vườn thú lớn nhất nước. Tháng 3 này, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tròn 160 tuổi. Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng lọt top 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 8 vườn thú có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới với kho tàng động - thực vật phong phú, gồm hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài và có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. NGUYỄN KỲ ANH

Lúa non thơm phức, đồng ruộng ngút ngàn ở Hội An khiến khách đổ về từng đoàn

Những ngày qua rất đông du khách khi tới Hội An đã chọn tour đạp xe giữa những cung đường đi qua đồng lúa rìa phố cổ. Lúa xanh mướt dậy mùi thơm khiến từng đoàn người phải dừng lại giữa đồng.

Hình ảnh đồng quê thanh bình đẹp như tranh ở Hội An khiến khách du lịch thích thú - Ảnh: B.D.

Vương triều nhà Mạc - nơi lưu giữ Định Nam Đao 500 năm tuổi

Vương triều Mạc là nơi lưu giữ thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi của vua Mạc Thái Tổ, là một trong ba bảo vật quốc gia tại TP Hải Phòng.


Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng năm 2009, tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc.

Ngôi chùa lưu giữ hai bảo vật độc bản ở Hải Phòng

Chùa Trà Phương lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.

Chùa Trà Phương tên chữ là Thiên Phúc tự, tên nôm là chùa Bà Đanh, khởi dựng từ thời nhà Lý tại thôn Trà Phương nay thuộc huyện Kiến Thụy và được trùng tu tôn tạo quy mô vào thời nhà Mạc (thế kỷ 16).

Theo hồ sơ di sản của Sở Văn hóa - Thể thao TP Hải Phòng, năm 1592, nhà Mạc bị vua Lê - chúa Trịnh đánh bại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc trên vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay) bị tàn phá. Đến cuối thời Nguyễn (năm 1943), chùa được xây dựng, trùng tu nên mang đậm phong cách của thời kỳ này. Đến năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Trà Phương mặt chính quay hướng Tây Nam, gồm tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và cổng.

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. Ảnh Lê Tân

25 thg 2, 2024

Ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên đất kho lương

Đền Trần Thương từng có vị thế hiểm yếu, được Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn đặt một trong sáu kho lương thực nuôi binh sĩ trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285).


Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Quảng Ngãi qua di sản mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là tài liệu lịch sử quan trọng, trong đó có nhiều bản khắc liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Mộc bản liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa phải kể đến bộ thông sử của chúa Nguyễn như sách “Đại Nam thực lục tiền biên”. Trong sách này khắc nói về chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi: “Giáp Thìn, năm thứ 47 (1604), lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu), lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay đổi là Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên”.

Bản sao Tài liệu mộc bản lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.

24 thg 2, 2024

Tộc Ung ở xứ đất Chiên Đàn

Ở Hà Đông - Tam Kỳ có hai bà mẹ họ Ung nổi tiếng: cụ bà Ung Thị Lãng là thân mẫu Phó bảng Nguyễn Dục và cụ bà Ung Thị Nghiệm là thân mẫu Chủ tịch nước Võ Chí Công. Tộc Ung của hai bà phát tích từ làng Chiên Đàn, tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa xưa.

Đình làng Chiên Đàn. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

Hội làng Kim Bồng và những chờ đợi...

Ngày hội làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng (12 tháng Giêng) đã khép lại nhưng mở ra nhiều tín hiệu đáng chờ đợi về một không gian du lịch xanh, bền vững.

Trình diễn dệt chiếu tại hội làng. Ảnh: Q.T