18 thg 1, 2024

Thác có Gành Đá Đĩa úp ngược

Những trụ đá hình lục giác được tạo hóa xếp san sát, chồng lên nhau, hướng xuống đất ở thác Dơi khiến nhiều người liên tưởng đến Gành Đá Đĩa úp ngược.


Nằm ở độ cao 800 m so với mực nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh có khí hậu ôn đới và được xem như xứ "Đà Lạt của Bình Định". Những năm gần đây, khu vực này thu hút nhiều du khách với những thắng cảnh nổi tiếng như suối Tà Má, vườn hoa anh đào, cẩm tú cầu tại làng K3, theo trang web Cục Du lịch Quốc gia.

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Rừng me cổ thụ giữa bản làng người Thái Nghệ An

Giữa những ngôi nhà sàn ở bản làng người Thái huyện Kỳ Sơn từ hàng chục năm nay mọc lên những cây me rừng. Qua thời gian, rừng me được giữ gìn và phát triển, hiện đang vào mùa trĩu quả tạo nên một cảm giác thanh bình hiếm có.

Bản Piêng Phô, xã Phà Đánh (Kỳ Sơn) là nơi định cư của 67 hộ người dân tộc Thái. Từ trên cao nhìn xuống, bản Piêng Phô bị che khuất bởi những cây me cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm. Ảnh: Đào Thọ

Đào cổ thụ nở rộ trong biển mây bồng bềnh trên đỉnh Pu Lon

Những ngày này, trên đỉnh Pu Lon (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn), khắp bản làng rực lên sắc hồng của những cây đào cổ thụ. Càng đẹp hơn nữa trong thời điểm sáng sớm, thiên nhiên Pu Lon chìm ngập trong biển mây trắng thơ mộng.

Đỉnh Pu Lon nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống từ xa xưa của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ. Khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu lên, sương mù bắt đầu đọng lại tạo thành những đám mây tuyệt sắc. Ảnh: Đào Thọ

17 thg 1, 2024

Về làng Lung trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ

Huyện Nghĩa Đàn đang xây dựng mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ tại làng Lung, xã Nghĩa Lợi để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến với làng Lung, du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo.

Làng Lung thuộc xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có 3 mặt tựa núi, nằm giữa thung lũng phì nhiêu, cây trái tốt tươi, khu dân cư được xếp thành hình ô bàn cờ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thổ. Bà con làng Lung còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống. Làng Lung được lựa chọn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ. Ảnh: Quốc Đàn 

Về Kỳ Sơn ngắm dàn sen đá 'khủng' của người Thái

Những dàn sen đá được người Thái ở bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) mang từ rừng về, trồng tự nhiên bên hiên nhà sàn, tạo nên vẻ đẹp hiếm có nơi miền biên viễn.

Bản Noọng Dẻ là nơi định cư của phần lớn người Thái Khăng. Bản nằm trên trục đường quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn với những dốc đèo uốn lượn đẹp như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

Rực rỡ sắc hoa trạng nguyên trên những bản vùng cao Nghệ An

Từ tháng 10 trở đi, và nhất là vào thời điểm này hoa trạng nguyên khoe sắc đỏ rực ở nhiều cung đường vùng miền Tây Nghệ An.

Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, ở các bản, làng miền Tây xứ Nghệ, hoa trạng nguyên vào mùa khoe sắc. Nhiều năm lại nay, cây hoa trạng nguyên ngày càng xuất hiện nhiều dọc các cung đường đến các xã, bản trên khắp các huyện miền Tây, đặc biệt là những nơi có khí hậu lạnh và núi cao. Ảnh: H.T

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Nghề đan lưới lồng bắt đầu xuất hiện tại làng Trung Sơn từ những năm 2009. Người đưa nghề về làng là anh Hoàng Văn Hợi, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bằng nhựa HPDE. Ảnh: Thanh Phúc

16 thg 1, 2024

Ngôi đền thiêng thờ thần một chân trên đỉnh núi

Được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 13-14), đền Độc Cước nằm ở cửa biển Sầm Sơn được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất vùng biển xứ Thanh.

Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi Cổ Giải (còn gọi là cổ con rùa biển), thuộc dãy Trường Lệ, TP Sầm Sơn. Dù không bề thế, nguy nga nhưng vẻ cổ kính rêu phong, đậm màu sắc huyền bí của ngôi đền thường thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến tham quan, dâng hương, đặc biệt vào các dịp lễ tết.

Đền Độc Cước rêu phong cổ kính nằm trên hòn Cổ Giải, TP Sầm Sơn. Ảnh: Lê Hoàng

Thăm rừng phong hương mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa “trở mình” thay màu lá. Sắc màu rực rỡ của rừng sau sau đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm ở Hướng Hóa. Qua lăng kính nhiều người, những sắc màu ấy hiện lên như bức tranh mang vẻ đẹp thơ mộng, tựa góc “trời Âu” ngay ở miền Tây Quảng Trị.

Gam màu ấn tượng


Gần đây, trên mạng xã hội “rộ” lên những hình ảnh đẹp được ví như “trời Âu” của những cánh rừng sau sau đang thời điểm thay màu lá nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua địa phận các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh của huyện Hướng Hóa. Với nhiều người thích khám phá, việc tìm đến tận nơi để trải nghiệm là điều không thể bỏ lỡ. Đó cũng là lý do khiến điểm check in với vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của những cánh rừng sau sau đang “chuyển mình” thay lá thu hút rất đông người trẻ, khách du lịch đến thưởng ngoạn.

Để đến được khu vực được ví “trời Âu” ở miền Tây Quảng Trị, du khách phải di chuyển bằng thuyền -Ảnh: L.T