10 thg 12, 2023

Nguyễn Công Cơ, người được học trò Trung Quốc lập đền thờ khi còn sống, là ai?

Trong lịch sử Việt Nam có một vị tiến sĩ tài cao đức trọng, được các sử gia xếp vào số ít những vị quan có công lao lớn. Ông còn được hai học trò người Trung Quốc xây miếu thờ khi ông còn sống. Ông là tiến sĩ Nguyễn Công Cơ.

Nhân dân địa phương và dòng họ tổ chức lễ kỷ niệm 290 năm ngày mất của tiến sĩ Quận công Nguyễn Công Cơ - Ảnh: BÌNH NGUYÊN

Cây kơ nia cổ thụ 1.230 tuổi trong rừng Mã Đà được công nhận Cây di sản Việt Nam

Trong số 162 cây cổ thụ trong rừng Mã Đà vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam có "cụ" cây kơ nia khoảng 1.230 tuổi.

Bình Phước long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam trong rừng Mã Đà - Ảnh: NAM HÀ

Ngày 9-12, UBND huyện Đồng Phú (Bình Phước) phối hợp Tập đoàn Trường Tươi và các đơn vị liên quan tổ chức công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam tại tiểu khu 379, rừng Mã Đà.

9 thg 12, 2023

Hoa vàng ảo ảnh

Thảm hoa vàng trên triền đất đỏ

Một phần tư thế kỷ trước tôi tới Buôn Ma Thuột lần đầu. Trên một chiếc xe con, đi quá giang.

Thuở ấy tôi còn dành quá nhiều thời gian cho việc kinh doanh, chưa đi du lịch nhiều, chưa biết nhiều... Thuở ấy chưa có máy ảnh hay smartphone lo le trên tay để mà chụp lấy những khoảnh khắc đáng ghi... Thuở ấy cũng chưa có mấy ai đi phượt và Internet tuy có nhưng đường truyền chậm chạp, đắt tiền nên chẳng phổ biến được bao nhiêu.

Quốc lộ 14 vắng vẻ, đìu hiu, hai bên đường có khi vài chục cây số không có nhà cửa gì cả. Đất bên đường đỏ quạch, như ngậm trong mình dòng máu. Đất đỏ làm tôi nhớ đến đất Long Khánh quê mình, nhưng đất ở đây đỏ hơn, đượm hơn, như thấm đẫm trong trong mình một nỗi nồng nàn, da diết.

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây thị có tuổi đời trên 700 năm gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" ở Hà Tĩnh vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị trên 700 năm tuổi gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" được công nhận Cây di sản Việt Nam - Ảnh: H.A.

Ngày 30-5, ông Phan Văn Đoài - chủ tịch UBND xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa ra quyết định công nhận một cây thị tại địa phương là Cây di sản Việt Nam.

Về Quảng Ngãi xuôi dòng Kinh Giang tham quan rừng dừa nước

Hàng chục hộ dân tham gia chèo thuyền, làm hướng dẫn viên du lịch phục vụ khách đến tham quan rừng dừa nước bên dòng sông Kinh Giang, thuộc xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Rừng dừa nước xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi) được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước". Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Rừng dừa nước Tịnh Khê nằm trên dòng sông Kinh Giang, đang là địa điểm du lịch sông nước hữu tình của nhiều du khách. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.

Rừng dừa nước Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: HẢI PHONG

Món khoai Quảng Bình có gì mà vào top 10 đặc sản quà tặng Việt Nam?

Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023, trong đó khoai deo Quảng Bình vào top 10.

Khoai deo từ lâu đã trở thành đặc sản gắn liền với lịch sử phát triển, đời sống văn hóa của người dân Quảng Bình. Khi du lịch Quảng Bình phát triển, món ăn độc đáo này cũng trở thành đặc sản song hành, góp phần quảng bá địa phương được mệnh danh là "vương quốc hang động".

Khoai deo Quảng Bình vào top các đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng Việt Nam 2023. Ảnh BÁ CƯỜNG

8 thg 12, 2023

Bồng bềnh kẹo mây

Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.


Mấy chục năm trôi qua, kẹo bông gòn vẫn xuất hiện nhiều nơi, chưa bị các loại bánh kẹo thời thượng “đưa vào dĩ vãng”. Có lẽ, sự độc đáo về hình dáng của chúng bắt mắt khách hàng, nhất là trẻ nhỏ.

Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

Những món ngon từ Hến của phong cách ẩm thực Quảng Trị

Từ lâu, hến đã là nguyên liệu quen thuộc, dân dã với người dân Quảng Trị. Từ hến, người dân nơi đây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất vẫn là hến chế biến thành 3 món: bún hến khô, bún hến nước và hến xúc bánh đa.

Để thu hoạch hến, người cào hến phải dậy từ rất sớm. Sau khi có được hến, họ đem ngâm và rửa cho sạch bùn, cát. Sau đó, đem hến đi luộc, đến khi nào thấy vỏ hến tự bung là hến đã chín. Lúc ấy, chỉ việc tách vỏ và lấy phần thịt đem chế biến món ăn.

Nói là thế chứ khâu sơ chế hến thật lắm công phu. Bởi người thợ làm không kỹ thì dễ bị lẫn cát, các chất bẩn còn sót lại cũng phần nào làm món ăn không bảo đảm chất lượng, độ ngon giảm hẳn theo. Thịt hến đạt chuẩn thông thường phải bảo đảm hai yếu tố nước sau luộc trong và không có cát.

Có cái hay mà tôi được chủ các hàng quán bán món hến ở Quảng Trị chia sẻ là hến càng nhỏ thì cho chất lượng món ăn càng ngon và lạ miệng. Về thịt hến, sau khi sơ chế sạch thì đem xào cùng dầu ăn, hành tây và tỏi. Gia vị có chút gia giảm tùy vào từng nơi bán cũng như khẩu vị thực khách nếu có yêu cầu.

Thịt hến sau sơ chế được đem xào với gia vị cho thêm đậm đà.

Hệ thống bia ký Hải Dương - Tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá

Bia ký là thành phần quan trọng, làm phong phú thêm di sản văn hóa của Hải Dương. Nhiều tấm bia đã trở thành bảo vật quốc gia do chứa đựng những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa.

Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là tấm bia bảo vật quốc gia, gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia vào năm 1965 khi Người về thăm Côn Sơn