26 thg 9, 2023

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, danh nhân văn hóa Xứ Đông, nhà văn hoá lớn thế kỷ XIV

Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tên của tiến sĩ Phạm Sư Mạnh được đặt cho cho nhiều đường phố, trường học trong cả nước. Trong ảnh: Trường THCS Phạm Sư Mạnh là ngôi trường chất lượng cao, địa chỉ giáo dục tin cậy của thị xã Kinh Môn (ảnh tư liệu)

Theo những tài liệu lịch sử còn ghi lại, Phạm Sư Mạnh nguyên có tên là Phạm Độ, sau vì kiêng tên húy Thái sư Trần Thủ Độ mà đổi thành Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Về năm sinh năm mất của ông cho đến nay còn có ý kiến khác nhau, có sách viết ông sinh năm 1303, mất năm 1384; có sách lại ghi ông sinh năm 1300 mất năm 1377. Tuy nhiên phần lớn các tư liệu viết về Phạm Sư Mạnh hiện nay đều nói ông sinh vào thế kỷ XIV.

Người thợ mộc tài hoa Vũ Xuân Ngôn

Vang danh với nghề mộc truyền thống đã hơn 3 thế kỷ, những người thợ ở làng nghề Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) còn mang nghề đến khắp nơi.

Nối tiếp nghề truyền thống, những người thợ mộc tài hoa ở Đông Giao đã đưa tên tuổi làng nghề vang xa

"Vẩy mũi chàng nên hình long phượng"

Trong sách “Hải Dương phong vật phúc khảo thích”, Trần Đạm Trai viết: Vẩy mũi chàng nên hình long phượng/ Thợ Đông Giao mẫu dạng đâu hơn, để nói về tài năng của những người thợ ở làng nghề này.

Tương truyền, khi xây dựng kinh thành, các vua triều Nguyễn đã biết đến tay nghề của các thợ mộc Đông Giao nên cho vời vào Huế, trong đó có cụ Vũ Xuân Ngôn. Tài năng của những người thợ Đông Giao thời đó đã làm mê hoặc các vua triều Nguyễn. Xây dựng xong Kinh thành, do được mến mộ tài năng ở một miền đất mới, nhiều người ở lại Huế lập xóm và tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Ở Huế hiện có xóm mộc Đông Tiến của người Đông Giao. Đông Tiến là tên 1 trong 3 thôn trước kia của xã Đông Giao thời Lê.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng cho biết hiện không có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc cụ Vũ Xuân Ngôn cùng các tốp thợ của Đông Giao vào xây dựng Kinh thành Huế. Câu chuyện chỉ được lưu truyền trong làng, trong xã. Tuy nhiên, câu chuyện trên có cơ sở khi trong suốt chiều dài lịch sử, những tốp thợ của Đông Giao mang nghề đi khắp nơi trong cả nước. Tài năng của họ đã được khẳng định, nổi tiếng khắp Việt Nam nên hoàn toàn tin rằng có thể họ được trưng dụng vào xây dựng kinh thành.

Dòng họ Vũ Xuân hiện khá phổ biến ở Đông Giao, trong đó có nhiều người thành danh với nghề mộc như ông Vũ Xuân Thép, Nghệ nhân Ưu tú, chủ Doanh nghiệp tư nhân mỹ nghệ Xuân Thép. Ông Thép là một trong những người sớm có cơ sở mỹ nghệ tại Đông Giao và luôn tự hào giữ vững, phát triển được nghề truyền thống mà các thế hệ trước để lại. Sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông Thép được xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc...

Ông tổ nghề mộc Đông Giao

Tương truyền, nghề mộc ở làng Đông Giao có từ thế kỷ XVII. Ban đầu, sản phẩm làng nghề chủ yếu là ban thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối… với các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công. Nhưng hiện nay, mẫu mã các sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhiều công đoạn được làm bằng máy. Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện những người thợ tài hoa của Đông Giao có nhiều mẫu mã mới như tượng Phật, tượng Di Lặc, Đạt Ma... Ngoài ra còn có các sản phẩm nội thất mỹ nghệ, con giống, tranh đục chạm hoa, lá, chim muông, thú vật... rất được khách hàng ưa chuộng. Điều đáng quý là nghề mộc đang kéo được rất nhiều thợ trẻ trở lại. Đây là lực lượng chính giúp làng nghề tiếp cận tốt với công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và bảo vệ thương hiệu.

Ông Vũ Đình Cương, Trưởng thôn Đông Giao cho biết câu chuyện cụ Vũ Xuân Ngôn và nhóm thợ ở đây vào Huế xây dựng kinh thành không được ghi chép đầy đủ và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau ở làng Đông Giao.

Tuy vậy, nhiều nguồn tài liệu đều nhắc đến việc cụ Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng Kinh thành Huế. Phóng sự Cẩm Giàng văn hiến góc trời Đông trong chương trình Hành trình di sản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhắc tới điều này. Theo đó, vào thế kỷ 18, cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện.

Hiện tại ở Đông Giao còn giữ được ngôi đình lớn, khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Tại đây có một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Trong đình có đôi long mã lớn, kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ XIX. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ, thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Bên trái khán thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ Ngôn được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại đình.

Việc xác định cụ Vũ Xuân Ngôn có tham gia xây dựng Kinh thành Huế cần được các cơ quan chức năng khảo cứu để bảo đảm tính chính xác, nếu đúng thì đó là niềm tự hào của người dân Đông Giao. Tuy vậy, với việc nhân dân suy tôn làm tổ nghề cho thấy các thế hệ người dân Đông Giao luôn trân trọng lưu giữ và phát triển nghề truyền thống.

TIẾN HUY

Vó ngựa cao nguyên

Đồi núi chiêng chao, cây rừng nghiêng ngả, mái tóc phiêu bồng…, K’Truik đang cùng con tuấn mã Rambô tung vó băng băng về đích trong ánh mắt đắm đuối của sơn nữ buôn làng.

Có lẽ, hiếm nơi nào có “hội đua ngựa” độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp. Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi…

Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung

Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.

Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.

Nem lụi Huế là đặc sản cố đô làm "say lòng" thực khách. Ảnh: Maggi

Chùa gốm sứ ở Bát Tràng

Nhiều chi tiết trong chùa Tiêu Dao được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng.


Nằm ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m², theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

24 thg 9, 2023

Giảng Yên Phụ, nơi tìm lại 'phong vị' xưa của cà phê trứng

Quán cà phê Giảng Yên Phụ do con trai ông Nguyễn Văn Giảng mở bán là nơi nhiều người đến tìm lại "phong vị" cà phê trứng Hàng Gai khi xưa.

Ở Hà Nội, Cà phê Giảng được biết đến là một trong "tứ trụ cà phê" thời kỳ đầu của Hà Nội với câu Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng. Giảng cũng là cái nôi của cà phê trứng, món đồ uống bình dân sử dụng lòng đỏ trứng gà thay cho sữa. Đến nay, cà phê trứng đã trở thành đặc sản của đất Hà thành.

Cà phê trứng Giảng - đặc sản bình dân của Hà Nội.

Những điểm du lịch hoang sơ tại Bình Phước

Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Lam, thác Voi... là những điểm du lịch còn giữ được vẻ hoang sơ, thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Nơi đây được mệnh danh là cánh rừng nguyên sinh còn sót của tỉnh Bình Phước. Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Vườn quốc gia sở hữu thiên nhiên hoang dã, là nơi bảo tồn của nhiều loại cây quý hiếm, các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật trong danh sách đặc biệt của Việt Nam.

Khung cảnh thiên nhiên xanh mát tại vườn quốc gia. Ảnh: Võ Hồng

Chùa cổ Khánh Lâm và lịch sử khẩn hoang Nhơn Trạch

Trong lịch sử khẩn hoang, mở đất của xứ Đồng Nai, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo luôn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất. Chùa cổ Khánh Lâm (xã Phú Thạnh) chính là minh chứng cho quá trình khẩn hoang của lưu dân Việt xưa ở vùng đất Nhơn Trạch.

Chính diện chùa Khánh Lâm (xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lam

Như hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở Đồng Nai, đến nay chưa có tư liệu văn bản chính thức nào về năm hình thành, nhưng theo các lạc khoản còn lưu giữ trong chùa thì Khánh Lâm cổ tự được xây dựng vào năm 1787 và có lẽ đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở vùng Nhơn Trạch. Ngoài giá trị là cơ sở tôn giáo gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, gắn liền với lịch sử khẩn hoang của vùng đất, chùa Khánh Lâm còn lưu giữ những giá trị mỹ thuật độc đáo.