11 thg 9, 2023

Cá cóc, đặc sản lừng danh Cổ Chiên

Mất gần buổi sáng, ông Nguyễn Hùng Hậu, một cựu dân Vĩnh Long, mới tìm được người bán cá cóc để... chụp hình, nhưng không con nào đạt trọng lượng 1kg.

Cá cóc bố mẹ được thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt

Ông Hậu than thở: "Hồi xưa cá cóc nặng 2 - 3 kg là thường, giờ cá lớn hầu như không còn, dù giá bán lên đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Cá cóc đang trở thành đặc sản quý hiếm của dòng Cổ Chiên".

10 thg 9, 2023

Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.


Danh tướng Nguyễn Tri Phương (1800 -1873) làm quan dưới thời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và vua Tự Đức. Ông là tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp ở Đà Nẵng (1858), giữ thành Gia Định (1861) và thành Hà Nội (1873).

Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị quân Pháp bắt giữ, lính Pháp đã đề nghị cứu chữa song ông từ chối và tuyệt thực một tháng cho đến khi qua đời. Nguyễn Tri Phương cùng con trai là phò mã Nguyễn Lâm được đưa về chôn cất tại quê nhà ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong ảnh là khu mộ Nguyễn Tri Phương và con trai.

Dân dã lòng cá nhám trộn

Không chỉ ngư dân miệt biển, khách phương xa về Quảng Nam ưa cá nhám vì thịt cá béo ngon, mát, thơm dịu, giàu đạm, bổ dưỡng lại được biến tấu thành nhiều món ngon.

Hấp dẫn với lòng cá nhám trộn.

Canh chua cá nhám, cá nhám kho nghệ hẳn nhiều người biết đến, nhưng món lòng cá nhám trộn thì chỉ người xứ biển chính gốc như tôi mới tường tận. Thật ra, lòng cá nhám quen tay chế biến sẽ dễ ngon nhưng một phần nguyên liệu hiếm, hơn nữa lòng cá nhám không thể vận chuyển đi xa, chế biến ngay tại nơi có gió biển, sóng biển mới ngon.

Bia cổ 500 năm ở Cù Lao Chàm

Theo các tài liệu cũ thì cách đây đúng 500 năm, vào năm 1523 một giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã đến Đại Việt, ghé vào Cù Lao Chàm và dựng ở đây một tấm bia để ghi dấu.

Một góc Cù lao Chàm. Ảnh tư liệu

Điều đặc biệt là tấm bia có khắc hình thánh giá và ghi 4 chữ INRI (INRI là viết tắt của Iesus Nazarenus, Rex Iudaeorum, có nghĩa là: Giêsu, người Nazareth, Vua dân Do Thái). Đây được xem là dấu tích đầu tiên về việc Công giáo đến Quảng Nam.

Về dấu mốc người Tây tìm đến đất Quảng

Từ thế kỷ 15, 16, nhiều nước tư bản phương Tây tìm đến phương Đông để buôn bán, khai thác tài nguyên và nhất là truyền giáo. Với vị trí cửa ngõ đường biển quốc tế, đất Quảng đã sớm in dấu chân thuyền nhân phương Tây từ buổi đầu, cách nay đã nửa thiên niên kỷ.

Thương cảng Hội An đầu thế kỷ 18. Ảnh: T.L

Cửu Thiên Huyền Nữ trong tín ngưỡng dân gian ở Hội An

Sự hiện diện của Cửu Thiên Huyền Nữ đã góp phần tạo nên giá trị đặc sắc trong hệ thống tín ngưỡng thờ thần nói chung, nữ thần nói riêng. Điều này cũng thể hiện dấu ấn của giao lưu văn hóa Hoa - Việt ở Hội An trong lịch sử, tạo nên sự đa dạng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

Bản sao sắc phong Cửu Thiên Huyền Nữ năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trong Quảng Nam tỉnh tạp biên. Ảnh: V.T

Thơm rơm mùi khói đốt đồng

Mới nhắc tên thôi trong tôi đã dậy lên cái mùi “quê mùa” và cảnh đồng ruộng. Mùi của rơm rạ chỉ xuất hiện trong vụ mùa thu hoạch, gắn với niềm vui trúng mùa, hay nỗi buồn khi thất vụ…

Bình minh ở chợ nổi Long Xuyên

Bình minh mang đến cảm xúc tươi mới, bắt đầu một ngày. Chợ nổi Long Xuyên nằm ở cửa ngõ sông Hậu, bắt đầu địa phận tỉnh An Giang. Hai điều “bắt đầu” ấy gặp nhau, tạo thành trải nghiệm thi vị.


Muốn đón bình minh ở chợ nổi, du khách nên thức sớm, có mặt tại bến phà Ô Môi (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên) khi trời còn mờ mờ tối. Hàng chục chiếc đò lớn nhỏ chờ dưới bến. Gần 6 giờ, đò xuất phát, đi khoảng 15 phút sẽ vào “trung tâm chợ nổi”.

8 thg 9, 2023

Nhịp sống bình yên trên cung đường đẹp nhất Tri Tôn

Đoạn đường bê- tông dài hơn 10km, uốn lượn cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và cánh đồng trâm ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) một cách mượt mà. Cảnh đẹp mộc mạc sẵn có từ ruộng, rẫy liên vụ, nông dân sớm chiều lặng lẽ với việc đồng áng… đã thu hút nhiều người khi tìm về Bảy Núi phải ghé qua nơi đây một lần.

Trở lại bến phà xưa

Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!


Theo nhiều người, bến phà Vàm Cống có từ thời Pháp thuộc. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), được địa phương tiếp nhận, quản lý. Nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng, đánh dấu hành trình bước vào hoặc ra khỏi địa phận TP. Long Xuyên - cửa ngõ của An Giang. Bờ bên kia là huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Bến phà hồi trước vang danh khắp miền Tây, bình quân hơn 40.000 lượt phương tiện các loại, hành khách qua lại mỗi ngày. Cao điểm lễ, Tết, cuối tuần, số lượng tăng lên gấp đôi.