Hà Tiên (Kiên Giang) có quần đảo Hải Tặc mang vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây từng là sào huyệt của cướp biển.
Quần đảo Hải Tặc, còn gọi là quần đảo Hà Tiên, gồm 18 hòn đảo nổi thuộc xã Tiên Hải, vùng biển giáp biên TP Hà Tiên (Kiên Giang). Hòn Đốc, hay còn gọi là Hòn Tre Lớn, nơi tập trung đông dân cư nhất quần đảo và đặt trụ sở cơ quan hành chính. Hòn Đôc cũng là điểm có cột mốc xưa ghi dấu danh xưng quần đảo Hải Tặc…
Theo nhiều tài liệu lịch sử lẫn chuyện truyền miệng của người dân địa phương, nơi đây xưa kia là căn cứ của nhiều nhóm cướp biển. Hải tặc chọn quần đảo này làm nơi ẩn náu, chờ các thuyền buôn qua lại để “ăn hàng”.
Đến thế kỷ XVIII, các nhóm cướp vẫn hoành hành trên vùng biển rộng lớn quanh quần đảo Hải Tặc, thậm chí còn tràn vào đất liền. Về sau, phần vì nhiều thành viên sám hối, cộng với tuổi cao, sức yếu… dần dần các nhóm cướp biển khét tiếng tan rã…
14 thg 6, 2023
Những cây vải trăm tuổi trong Hoàng cung Huế vào mùa rộ quả
Sau gần 200 năm, những cây vải (lệ chi) tiến cung trong Hoàng cung Huế vẫn sinh trưởng tốt và đang mùa rộ quả.
Hái nấm Đà Lạt mùa mưa
Hơn một tiếng hái nấm ở bìa rừng ven hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Hà thu hoạch được gần 6 kg nấm cối, nấm gan bò.
Mùa mưa Đà Lạt bắt đầu từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Thời điểm này nấm bắt đầu mọc nhiều dưới gốc thông trong bìa rừng gần thành phố. Hà "Dím", sinh sống tại Hà Nội, lần đầu được trải nghiệm hái nấm trong rừng vào một buổi sáng nắng ráo cuối tháng 5 vừa qua.
Gần 9h, Hà di chuyển bằng xe máy từ trung tâm thành phố đến bìa rừng gần hồ Tuyền Lâm, nơi mọc nhiều nấm ăn được, có giá trị dinh dưỡng.
"Nấm rừng thường mọc tự nhiên dưới gốc thông, nơi ít ánh sáng. Khi đã xác định được một gốc cây có nấm, rảo một vòng xung quanh sẽ kiếm được rất nhiều. Nấm thường mọc tập trung, theo từng cụm", Hà nói.
Mùa mưa Đà Lạt bắt đầu từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Thời điểm này nấm bắt đầu mọc nhiều dưới gốc thông trong bìa rừng gần thành phố. Hà "Dím", sinh sống tại Hà Nội, lần đầu được trải nghiệm hái nấm trong rừng vào một buổi sáng nắng ráo cuối tháng 5 vừa qua.
Gần 9h, Hà di chuyển bằng xe máy từ trung tâm thành phố đến bìa rừng gần hồ Tuyền Lâm, nơi mọc nhiều nấm ăn được, có giá trị dinh dưỡng.
"Nấm rừng thường mọc tự nhiên dưới gốc thông, nơi ít ánh sáng. Khi đã xác định được một gốc cây có nấm, rảo một vòng xung quanh sẽ kiếm được rất nhiều. Nấm thường mọc tập trung, theo từng cụm", Hà nói.
Xóm Mừng - bản hẻo lánh tràn ngập hoa ở Hòa Bình
Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa.
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, xóm Mừng được coi là lá phổi xanh của tỉnh với 520 ha rừng tự nhiên đang được bà con khoanh nuôi, bảo vệ. Từ năm 2011, đường về xóm đã được bê tông hóa, thuận tiện cho các phương tiện ra vào, ông Bùi Văn Hiểu, trưởng xóm Mừng cho biết.
Gần đây, đồi hoa bướm vàng ở xóm Mừng thu hút nhiều du khách tới tham quan, chụp ảnh.
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, xóm Mừng được coi là lá phổi xanh của tỉnh với 520 ha rừng tự nhiên đang được bà con khoanh nuôi, bảo vệ. Từ năm 2011, đường về xóm đã được bê tông hóa, thuận tiện cho các phương tiện ra vào, ông Bùi Văn Hiểu, trưởng xóm Mừng cho biết.
Gần đây, đồi hoa bướm vàng ở xóm Mừng thu hút nhiều du khách tới tham quan, chụp ảnh.
Về cổ tích tuổi thơ ở Tà Lài - Vườn quốc gia Cát Tiên
Đạp xe, thả diều, ngủ võng là những trải nghiệm đưa du khách trở về tuổi thơ ở Nhà Dài Tà Lài và Vườn quốc gia Cát Tiên.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố TP HCM, yêu thích thiên nhiên, Nguyễn Thị Thu Sương, designer 23 tuổi, đã dành hai ngày tham quan Tà Lài, khám phá Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên vào thời điểm hoa muồng đào nở rộ.
"Màu hoa hồng phấn giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như một bức tranh thơ mộng trong truyện cổ tích", Sương nói về chuyến đi ngày 20 và 21/5.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố TP HCM, yêu thích thiên nhiên, Nguyễn Thị Thu Sương, designer 23 tuổi, đã dành hai ngày tham quan Tà Lài, khám phá Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên vào thời điểm hoa muồng đào nở rộ.
"Màu hoa hồng phấn giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như một bức tranh thơ mộng trong truyện cổ tích", Sương nói về chuyến đi ngày 20 và 21/5.
13 thg 6, 2023
Truyện cổ M'nông: Kể chuyện đàn đá linh
Ngày xưa, có một bon sống ở ven bờ suối Dak Glung Dak Jơl, họ sống đã biết bao đời. Vào ngày hội, ngày mùa, ngày cúng tế ông bà, dân làng cảm ơn thần đất trời, thần rừng, thần núi đã cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Họ vui ngày hội bằng tiếng chiêng, họ vẫn luôn nhớ đến một giàn chiêng đá (goong lu) có ý nghĩa tâm linh được nhắc đến từ đời này sang đời khác.
Truyện cổ M'nông: Sự tích bon Ktah
Từ xa xưa, trong bon Bu Prâng có một già làng có đám lúa sát bờ sình ở đầu bon. Ở cạnh gần đó, ông đã dựng một cái chòi canh nhỏ để trông coi rẫy. Đến mùa lúa trổ, ông sai con gái mình ra ngoài chòi đuổi chim vì chim ăn lúa nhiều quá. Cô nghe lời cha mang theo khung dệt thổ cẩm để vừa đuổi chim, vừa dệt vải. Ở chòi, cô thường hát, hát rất hay, giọng hát trong như dòng suối đầu bon.
Ngày nào cũng như vậy, cô đuổi chim, dệt vải và tiếng hát của cô cứ ngân nga hòa nhịp theo dòng suối. Cô không biết rằng, có một chàng trai, con của Thần Bùn Lầy nơi này đã nghe giọng hát hay của cô mà đang lần tìm đến. Chàng đứng cạnh một gốc cây to ở gần đó lắng nghe từng lời ca, tiếng hát của cô. Hôm nào chàng cũng đến đó để nghe hát. Rồi một hôm, chàng đi thẳng vào chòi gặp mặt cô gái và xin làm quen. Tuy mới biết nhau ban đầu mà cả hai người như cảm thấy thân thiết với nhau từ lâu, họ không thể xa rời nhau được. Ngày nào họ cũng hẹn gặp nhau trên chòi rẫy nhỏ bé. Tiếng hát, tiếng suối như nhịp cầu nối liền bến bờ tình yêu và hạnh phúc của chàng và nàng mà lũ chim rừng nơi đây đã cất tiếng hát ca ngợi. Cứ mỗi lần cô gái đến chòi, cô chỉ gõ ba tiếng vào khung cửi thì tức khắc chàng trai hiện lên từ dưới sình lầy, bước lên trò chuyện với cô. Hai người đã quen mắt ưng bụng với nhau, không rời nhau một ngày nào.
Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na
Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.
Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.
Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.
Ngũ hành sơn trên đảo tiền tiêu
Qua những trang thơ xưa cho thấy, tại đảo Lý Sơn cũng có ngũ hành sơn với nhiều cảnh đẹp hiếm có.
Địa danh Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại Lý Sơn. Đảo Lý Sơn được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm ấy đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Lý Sơn có đảo Lớn, còn gọi Cù Lao Ré, do trước đây có nhiều cây ré mọc hoang thành rừng; đảo Bé nằm về phía tây bắc, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu về phía đông nam, là bãi đá chỉ có cây mù cu.
Địa danh Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại Lý Sơn. Đảo Lý Sơn được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm ấy đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Lý Sơn có đảo Lớn, còn gọi Cù Lao Ré, do trước đây có nhiều cây ré mọc hoang thành rừng; đảo Bé nằm về phía tây bắc, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu về phía đông nam, là bãi đá chỉ có cây mù cu.
Cá ngừ nướng lá chuối
Chiều tàn. Cá nướng tỏa hương thơm lan trong gió. Người quen đang đi trên đường dừng chân ngó vào bếp: "Nướng cá ngừ hả?". Thật là! Mùi thơm quyến rũ chẳng giấu được ai.
Chiều cuối tuần. Trên đường làng lanh lảnh tiếng rao: "Ai mua cá ngừ không?". Những phụ nữ chân quê xúm quanh người bán cá nơi ngã ba đường. Vợ tôi chọn mua con cá ngừ khá to, tươi rói. Cá ngừ làm sạch, cắt từng lát và rửa qua nước rồi vớt ra rổ để ráo. Loại cá này có nhiều cách chế biến, kho, chiên, nướng đều ngon. Nhưng sẽ thiếu sót nếu chưa thưởng thức món cá ngừ nướng lá chuối thơm lừng. Cách làm món này rất đơn giản.
Chiều cuối tuần. Trên đường làng lanh lảnh tiếng rao: "Ai mua cá ngừ không?". Những phụ nữ chân quê xúm quanh người bán cá nơi ngã ba đường. Vợ tôi chọn mua con cá ngừ khá to, tươi rói. Cá ngừ làm sạch, cắt từng lát và rửa qua nước rồi vớt ra rổ để ráo. Loại cá này có nhiều cách chế biến, kho, chiên, nướng đều ngon. Nhưng sẽ thiếu sót nếu chưa thưởng thức món cá ngừ nướng lá chuối thơm lừng. Cách làm món này rất đơn giản.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)