20 thg 5, 2023

Sự tích thác cùi

Sự tích giải thích nguồn gốc tên gọi trước đây của thác Diệu Thanh là Leng Dũn (thác Cùi) và bon Phũng (bon Cùi). Truyện còn cho thấy hậu quả của tập quán cưới vợ cưới chồng trong cùng họ hàng (hôn nhân cận huyết) là con cái dễ mắc các dị dạng, dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền và nòi giống bị suy thoái...

Thác Diệu Thanh. Ảnh tư liệu

Ở một bon gần một con sông có một cái thác rất đẹp, nước trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn xuống có thể đếm được từng hòn đá, nhìn thấy cá bơi. Tiếng thác chảy quanh năm rì rầm, làm vui nhộn cho bon làng.

19 thg 5, 2023

Cây nêu của đồng bào Ca Dong

Các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều làm các loại cây nêu trong các lễ thức tín ngưỡng, đặc biệt là trong lễ ăn trâu. Mỗi dân tộc có mỗi cây nêu ăn trâu riêng, nhưng với cây nêu trong lễ ăn trâu của người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi là một trong số ít cây nêu độc đáo nhất.

Nhiều điều thú vị về cây nêu

Kalung là tên một loại cây cổ thụ mọc khắp núi đồi miền Tây Quảng Ngãi. Ở miền xuôi hình như không thấy có cây này. Trước đây, người Ca Dong chưa biết tính ngày tháng như bây giờ, họ nhìn trái reang kalung nở bung cánh trắng trên khắp núi rừng là biết sắp vào mùa lễ ăn trâu.

Cây nêu được dựng trước nhà ông Đinh Văn Dung, ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Ảnh: Đăng Vũ

Nét đẹp chùa Tà Pạ

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer). Tọa lạc trên núi Tà Pạ, nên người dân địa phương lấy tên địa danh này để gọi tên chùa.

Vẻ đẹp khác lạ của hồ Trị An

Hồ Trị An là hồ nhân tạo lớn, hình thành cùng với Nhà máy Thủy điện Trị An. Nếu như mùa mưa, hồ là một biển nước mênh mông, là sinh kế của cư dân lòng hồ, thì mùa khô - mùa nước thấp mang đến một vẻ đẹp khác lạ với những gam màu, đường nét gây ấn tượng mạnh, hút hồn người xem...

Tháng 5, cao điểm mùa khô, cũng là lúc mực nước hồ Trị An xuống thấp. Mặt nước rộng mênh mông thay thế bằng những đồi cỏ xanh rì, thoai thoải

Canh bầu nấu tôm

Canh bầu nấu tôm là món ăn thường được mẹ tôi chế biến trong những ngày nắng nóng. Đây là món ăn dân dã, thanh mát, gắn với ký ức khó quên của những người dân quê.

Tháng Tư, tiết trời bắt đầu nắng nóng, thấy tôi chuẩn bị đi chợ, mẹ dặn hôm nay mua nguyên liệu làm món canh bầu nấu tôm con nhé. Tôi biết, đây là món ăn mẹ tôi rất thích, bởi không chỉ thanh mát mà còn chứa cả một trời ký ức của những người mẹ quê.

Canh bầu nấu tôm.

Canh chua cá ngạnh

Món canh chua cá ngạnh thơm ngon với vị mặn, ngọt lẫn chua, cay, cùng hương thơm của các loại rau trái trong vườn nhà. Canh chua cá ngạnh như thể tiếng hát quê hương ngân vang trong cõi lòng của những người con xa xứ.

Nắng trải vàng trên đồng ruộng. Người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) bơm nước ở những thửa ruộng trũng ra đầm Lâm Bình trước khi xuống giống lúa vụ hè - thu. Nước cạn, nhiều người dùng rổ nhựa xúc bắt cá trong ruộng, rồi mang về nhà chế biến món ăn cho bữa cơm gia đình. Gặp bữa cá nhiều, họ mang biếu hàng xóm láng giềng. Gia đình tôi nhiều lần nhận mớ cá thấm đẫm nghĩa tình như thế. Cá diếc kho ngọt, cá rô thì nướng hoặc chiên giòn rồi rưới nước mắm, cá mại kho tương... Đặc biệt, tôi thích nhất món cá ngạnh nấu canh chua với lá giang cùng rau trái trong vườn nhà.

Món canh chua cá ngạnh thường xuyên có trong mâm cơm của người dân Đức Phổ. ẢNH: TRANG THY

Cá thài bai hấp

Cá thài bai có thể chế biến nhiều món, nhưng theo nhiều thực khách thì ngon nhất vẫn là món cá thài bai hấp xúc bánh tráng.

Làm món cá thài bai hấp rất đơn giản. Cá đánh bắt được, hoặc mua ở chợ về đem rửa rồi cho vào tô, thêm ít muối, ít nước mắm trộn đều để chừng năm phút cho ngấm. Sau đó, cho cá vào nồi hấp cách thủy chừng mươi phút là nhắc nồi xuống cho vào ít tiêu, ít rau hành ngò là thơm lừng, chỉ còn bày ra bàn để mời thực khách. Khách cứ việc thong thả, dùng bánh tráng bẻ thành miếng xúc cá đưa vào miệng. Vị béo của cá, bánh tráng, cộng với mùi thơm của tiêu, hành ngò trở thành dư vị khó quên.

Món cá thài bai hấp.

18 thg 5, 2023

Nhà thờ Song Vĩnh

 Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, chớ trước đó (trước ngày 12/4/2018) nơi đây là ấp Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành. Có lẽ chẳng mấy ai biết đến cái tên Song Vĩnh này, cho đến khi tại đây xuất hiện một ngôi nhà thờ bề thế với vẻ đẹp cổ điển châu Âu.


Đi trên quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, qua chùa Đại Tòng Lâm (phía tay trái) khoảng 4 km thì từ xa bên phải quốc lộ ta đã thấy nhô lên ngôi tháp cao mang dáng vẻ cổ điển. Đó là nhà thờ Thánh Anthony, giáo xứ Song Vĩnh.

Dấu ấn lịch sử chùa Bà Lê

Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.

Quán 'phở khổ' ở Hà Nội, khách lách ngõ hẹp vào ăn trong 'lô cốt'

Quán phở của vợ chồng bà Thịnh nằm khuất sau con ngõ hẹp ở đầu đường Lê Duẩn cắt ngang Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Quán chật chội, khá cũ kĩ, ngột ngạt nên khách thường trêu đùa gọi "phở khổ".

Nằm khuất sau con ngõ hẹp vanh, cũ kĩ, nhiều khi tối thui vì... quên bật đèn, quán phở của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thịnh (56 tuổi) vẫn là địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách